1 Những chữ viết tắt trong sách này: AHBC Anh-hùng Bắc-cương AHLN Anh-hùng Lĩnh-Nam AHĐA-DCBM Anh-hùng Đông-a dựng cờ bình Mông AHTS Anh-hùng Tiêu-sơn ALTVTV Anh-linh thần võ tộc Việt ANCL An-Nam chí lược CEP Coopérative Européenne Pharmaceutique (Liên hiệp các viện bào chế châu Âu) CKDH Cẩm khê di hận CMFC Commité Médical Franco-Chinois (Ủy ban trao đổi y học Pháp-Hoa) DTLSVH Di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng IFA Institut Franco-Asiatique (Viện Pháp-Á) KĐVSTGCM Khâm định Việt sử thông giám cương mục ĐĐHNS Động-đình hồ ngoại sử ĐNLTCB Đại-Nam liệt truyện chính biên ĐNLTTB Đại-Nam liệt truyển tiền biên ĐNNTC Đại-Nam nhất thống chí ĐNTLCB Đại-Nam thực lục chính biên ĐNTLTB Đại-Nam thực lục tiền biên ĐVSKTT Đại-Việt sử ký toàn thư MCMS Mông-cổ mật sử NS Nguyên-sử TS Tống sử TTDS Thuận-thiên di sử Thư viết cho tuổi trẻ tộc Việt về những nguồn tài liệu để tìm hiểu cuộc Bắc-phạt thời Lý (Dẫn nhập bộ Nam Quốc Sơn Hà) Những giòng dưới đây tôi viết dành cho tuổi trẻ Việt, chưa có chút vốn về thư tịch của chiến thắng Bắc phạt thời Lý, đánh chiếm các châu Ung, Liêm, Dung, Nghi, Bạch.
2 (Lấy ý trong Nhị-thập tứ hiếu: Ðức đại thánh họ Ngu tên Thuấn, Buổi tiềm long gặp vận hàn vi. Ý nói: vua Thuấn trong buổi vận số chưa tới, ví như con rồng còn chìm dưới nước, chưa vùng vẫy.
3 Hoa trôi, bèo dạt đã đành, Biết thân mình, biết phận mình thế thôi (Ðoạn-trường tân thanh)Minh-Ðệ mê mê tỉnh tỉnh, trong cơn sảng đó, phản ứng tự vệ của cơ thể khiến nàng nàng thở hít theo thức Quan-Âm dạy để chống lại đau đớn.
4 Minh-Ðệ đinh ninh rằng Trương-tuần Huy đã nhận ra nàng, nên nàng không nói, không rằng, theo anh ta cùng đám đệ tử Trung-nghĩa về dinh hầu tước. Ðám Hợp, Phúc, Ðức, Ðạt vênh váo dắt trâu đi.
5 Minh-Ðệ cùng với năm vị đệ tử của đại-sư Viên-Chiếu bị gọi lên từng người một thẩm cung liền mười lăm ngày. Mỗi ngày một người chấp cung khác nhau.
6 Minh-Ðệ được trao cho một nữ quan của Khu-mật-viện thẩm cung. Nàng thường nghe nói rằng Khu-mật-viện là cơ quan an-ninh tối cao của Ðại-Việt. Rằng những người làm việc tại đó đều là những người văn mô, vũ lược được tuyển chọn cực kỳ khó khăn.
7 Ðêm hôm ấy Minh-Ðệ ra bờ hồ tìm sư phụ để luyện võ. Hôm nay sư phụ không dạy, mà bắt nàng dùng những chiêu số đã học đấu với ông. Ông cứ đánh cầm chừng, để Minh-Ðệ trả đòn.
8 Hôm ấy là ngày mười tư, suốt ngày Yến-Loan cứ nghĩ đến Dương Tông, nghĩ đến những lời nói của anh ta. Lát, lát nàng lại nhìn bóng mặt trời, rồi mong cho chóng tối để gặp y.
9 Minh-Ðệ định kiếm xe trở về dinh Thái-hà cầu cứu với Thường-Kiệt, nhưng trời đã về khuya, không còn xe chở thuê nữa. Kinh hoàng, nàng nghĩ thầm: - Nếu mình không về kịp đêm nay, thì sáng mai Dương đại ca với Ðỗ Oanh sẽ bị chém đầu.
10 Cái tin Chương-thánh Gia-khánh hoàng-đế của Ðại-Việt sẽ đến chùa Pháp-vân để làm lễ cầu siêu cho oan hồn tướng-sĩ cùng dân chúng bỏ mình trong cuộc Nam xâm của Tống năm Kỷ-hợi (1059) và cuộc đánh sang vùng Ung-châu, Khâm-châu, Liêm-châu, Tây-bình châu năm Canh-Tý (1060) của Ðại-Việt để tự vệ.
11 Tiếng Trịnh Quang-Thạch đau đớn rên la khủng khiếp làm mọi người ngừng tranh luận. Nhà sư Pháp-Nhẫn nói với Minh-Ðệ: - Tiểu sư phụ, dường như ban nãy tiểu sư phụ dùng Chu-sa huyền âm chưởng đánh Siêu-loại hầu.
12 Trinh-Dung chắp tay hành lễ với thầy đồ Trọng-San: - Thưa thầy! Thầy là bậc khiêm khiêm quân tử, xin thầy dạy cho một điều: người quân tử có cần phải giữ lễ với kẻ thô lậu, tiểu nhân không? Trọng-San nói với Quang-Minh: - Quang-Minh, đức người quân tử như gió, đức của tiểu nhân như cỏ.
13 Kể từ thời vua Lý Thái-tổ lên ngôi. Ngài cho ban hành luật lệ, chế triều nghi, định lễ độ; đến giờ trải đã ba đời vua, gồm năm mươi sáu năm. Điển sự lệ suốt triều Lý quy định rằng, khi hoàng-đế đi đâu, hoặc ngồi xe, hoặc ngồi kiệu, hoặc ngồi võng, hoặc cỡi ngựa, thì xa giá Hoàng-hậu phải ở phía sau xa giá hoàng đế bốn trượng.
14 U-bon vương Lê-Văn trình ra tất cả những chứng cớ về việc tể-tướng Dương-đạo-Gia làm gian tế cho Tống như: thư của Tần-vương Triệu-Thự gửi cho y, thư của y gửi sang cho Thự, bản cung từ mà Đoàn-quang-Minh nộp cho Ỷ-Lan.
15 Ỷ-Lan về Thăng-long đã hơn năm rồi. Trong suốt một năm liền nàng làm việc cạnh nhà vua như một đại-học-sĩ. Mỗi tấu chương, nàng đọc cho nhà vua nghe, bàn luận với ngài.
16 Nhà vua ban chỉ dụ: - Bây giờ ta trở lại việc triều Tống. Như ban nãy bàn, thì phe của hậu là phe thân với Đại-Việt, và chủ hòa. Bây giờ khanh hãy trình bầy về cái kế hoạch Ngũ-lôi của Tống ra sao một lượt nữa để Ỷ-Lan với các tân quan nắm vững.
17 Từ ngày cô thiếu nữ Minh-Đệ bị gia đình ghét bỏ, bị làng khinh khi, bỗng trở lên một đệ nhất sủng-phi của Chương-thánh Gia-khánh hoàng đế; thì dường như mỗi ngày, lý-dịch làng Thổ-lội lại nhận được văn thư từ các nơi gửi về.
18 Ỷ-Lan nhớ lại chuyện cũ: hồi nàng bị giam lỏng ở Thăng-long, một hôm nàng du kinh thành với nhà vua (bấy giờ giả làm nho sinh). Nhà vua bị công tử cháu tể-tướng Dương Đạo-Gia bắt về phủ thừa Thăng-long.
19 Hôm ấy là ngày mười bốn, trăng thu sáng vằng vặc như ban ngày. Dân chúng Thăng-long đổ xô về chùa Thánh-chúa, làng Dịch-vọng, để được thấy dung nhan Ỷ-Lan phu nhân.
20 Niên hiệu Chương-thánh Gia-khánh thứ bẩy, mùa Xuân tháng giêng ngày 26; bên Tống là niên hiệu Trị-bình năm thứ ba đời vua Anh-tông (1066). Khắp giải đất Đại-Việt đều như rung động lên.