1 Thời Chiến Quốc, nước Tề trên bán đảo Sơn Đông, có một nhân vật rất nổi tiếng về lòng hiểu khách và hào phóng. Tên tuổi của ông ta sau này đã trở thành danh từ để tượng trưng cho tính cách của bậc Đại Thiện Nhân.
2 Suốt tháng tám Nhương Thư ở lại Điền Gia Trang bầu bạn với các tiểu thư và nỗ lực xúc tiến việc truy tầm tung tích của lão già mặt sẹo Trác Thiên Lộc.
3 Thời gian còn rất dư dật, Nhương Thư đủng đỉnh tìm nơi ăn sáng. Chàng luôn chọn chỗ đông người với niềm hy vọng mơ hồ sẽ tìm thấy kẻ thù, là lão sư phá giới họ Trác, vốn có pháp danh là Chân Từ.
4 Sáng ngày mười tháng chín, lễ khai đàn của Chính Khí Trang được cử hành. Quần hùng đến tham dự đông đến gần ba ngàn, sẽ nuốt của nhà họ Lã hơn vạn bạc rượu thịt Nhưng nhờ có mâm cỗ đầy mà không khí vui vẻ và náo nhiệt phi thường.
5 Ba ngàn hào kiệt hớn hở rời Lã gia trang, hẹn sang xuân sẽ đến xem cuộc phó ước! Bọn Nhương Thư cũng quay về thành An Dương. Trong bữa cơm tối, Nhương Thư bàn rằng:- Nay ta nhận lời phó ước với Lã Tập Hiền, phải về núi khổ luyện thêm để chuẩn bị.
6 Lâm Đại Ngọc đi khuất, Nhương Thư vác bọc sách quý của Trại Tôn Tấn để lại, nhanh chóng thượng sơn. Đông về, tuyết phủ trắng những bậc thang của sơn đạo, chẳng hề làm chậm bước chân của một kẻ quen lên xuống! Xa chùa gần năm, nay trở lại, Nhương Thư nghe lòng rộn rã, bồi hồi như đứa con phiêu lãng hồi gia!Chùa Phật Quang là một trong mười ngôi chùa lớn nổi tiếng ở Ngũ Đài Sơn, được xây dựng từ thời Hiến Văn Đế nhà Bắc Ngụy.
7 Quá nửa tháng chạp, bọn Nhương Thư về đến thành Tế Nam, vui mừng vì gặp cả Hổ Hồng Nhan và hai vệ sĩ. Mẹ của Tào Ưng lâm bệnh nên gã phải lưu lại để chăm sóc, không đi Ngũ Đài Sơn như đã hứa.
8 Gần cuối tháng giêng, thành Nam Dương tràn ngập khách giang hồ. Họ đến đây để xem trận đấu giữa Tần Nhương Thư và Lã Tập Hiền. Trưa hai mươi bảy, có thêm ba người nữa vào thành, đó là Nhương Thư, Tào Ưng và Hoàng Nghi Tuyệt.
9 Niềm tuyệt vọng càng lớn khi đàn cá dưới ao sắp hết. Trưa ngày rằm hai người đang gượng gạo trò chuyện ngay chỗ đã rơi xuống thì phát hiện có những vật nhỏ rơi xuống.
10 Sau khi xây xong mộ cho Tử Chính, bọn Nhương Thư rời Lâm Đồng, đến thành Đồng Quan. Ngay trưa hôm sau, tức ngày mồng bốn tháng ba, bọn tiểu cái đến báo tin rằng đã phát hiện nhiều toán kỵ mã đi qua Đồng Quan, tiến về hướng huyện Hoa Lâm.
11 Gần cuối tháng năm, Nhương Thư và Thúy Sơn có mặt ở Lạc Dương, hội ngộ cùng bọn Võ Ưu Cái!Các chưởng môn bạch đạo có mặt đầy đủ song người thân của Nhương Thư lại vắng mặt mất ba.
12 Người Trung Hoa làm lịch dựa theo chu kỳ vận hành của mặt trăng, chia một tháng thành ba tuần: Thượng, trung, hạ. Nghĩa là mỗi tuần có đến chín hoặc mười ngày.
13 Sáng hôm sau, tức ngày mười sáu tháng tư, Bạch Thúy Sơn và Bất Trí Thư Sinh lên đường đi Bắc Kinh. Lô Châu Ngũ Tặc được tháp tùng, lòng vui mừng như tết.
14 Hôm sau, bọn Vô Ưu Cái lại được gọi gấp sang Tạ gia trang. Triều Châu Thần Y tiếp họ với sắc diện vô cùng kỳ quái. Ông chậm rãi nói:- Lão phu xin báo cho chư vị hai việc rất quan trọng.
15 Ðêm ấy chỉ bình yên được đến cuối canh ba thì Nhương Thư phát hiện có tiếng chân người dẫm gẫy cành khô. Chàng bật dậy, đánh động Thúy Sơn. Hai người khoác vội y phục bước ra.
16 Hôm sau, Vô Ưu Cái đến gặp Nhương Thư, trao cho chàng một quyển bí kíp chép tay, ân cần dặn dò:- Ðây là Phật Ðăng Kiếm Phổ! Tuyệt học làm lừng danh Tần Nhương Thư! Nay công tử thay y giáng ma, hãy nghiên cứu để tăng cường bản lãnh!Quyển thủ lục này do Trác Thiên Lộc chép lại, bị Nhương Thư thu hồi, giao cho Vô Ưu Cái cất giữ.
17 Mười ngày sau có một kỵ sĩ võ phục xanh, áo choàng cùng màu, nón tre rộng vành sùm sụp, từ đường quan đạo Đông Tây, rẽ phải về hướng bờ sông Lạc Hà. Ngã ba này cách cửa Đông thành Lạc Dương bốn dặm, dẫn đến Toàn Chân Đạo Quán của Từ Phong Chân Nhân! Lão quán chủ già nua lẩm cẩm ấy dường như thích chết đói về cõi tiên hơn là giàu sang, do vậy, đạo quán rộng thênh thang này thưa vắng bóng tín đồ.
18 Cuối tháng mười, bọn Nhương Thư sang đến tả ngạn sông Hoàng Hà, thiếu mất bốn người đàn bà vì Từ Thanh Huệ và ba ả họ Điền đã ở lại Tần gia trang, dưới chân núi Ngũ Đài Sơn để tĩnh dưỡng.
19 Nhưng sóng gió giang hồ nào chịu sớm lặng yên! Gần giữa tháng ba, Vô Ưu Cái đột ngột đến tổng đàn võ lâm cùng Nhương Thư, Nghi Tuyệt và đám nam nhân bàn bạc rất lâu, bọn đàn bà không đưọc tham dự.
20 Xuân về, tổng đàn võ lâm rộn rã tiếng cười và tiếng khóc oe oe của năm tiểu hài. Từ Thanh Huệ, vợ Hoàng Tuyệt Nghi đã hạ sinh một nam hài hồi giữa tháng bẩy.