61 Vương Phương thích yên tĩnh, nếu không cũng sẽ không ra quản lý trường học ở nơi cách thành ngoài mười dặm. Thấy sự tình giải quyết viên mãn, ông ta ngồi lại một lát, cùng với mấy người thân hào nông thôn và Tống Đại Lệnh uống mấy chén, rồi nói xin lỗi và rời bàn rượu trước.
62 Lúc đó Tất đại quan nhân đang chen chúc thân mật với năm con lợn béo núc trong chuồng. Người y ngắn ngủn, béo múp, lông lá xồm xoàm, toàn thân nhớp nhúa lớp bùn đen hôi hám, chả trách người cho heo ăn vào lúc sáng sớm sơ xuất không nhận ra.
63 Mùi hương hoa cỏ ngập tràn khắp nơi, từng ô cỏ mọc xanh mơn mởn, một mùa xuân nữa đã về. Trên khu vực giảng kinh bằng phẳng của Hạ tự Trung Nham Tự, đang diễn ra trận thi đấu đá cầu.
64 Là một môn thể thao có một hệ thống quy tắc hoàn thiện, nên tuyển thủ của hai đội có chỗ nghỉ ngơi theo quy định, chỉ có “Bố trí”, “Giáo chính” mới được vào, những người khác không phận sự miễn vào.
65 Sau bữa tối, trong phòng Trần Khác tiếng cười vang lên từng trận. Nhị Lang chuẩn bị tham gia khoa cử kỳ tới, lúc này đang cùng Đại Lang đi khắp nơi du lịch, lấy văn kết bạn, mở mang kiến thức, bởi vậy phòng này chỉ có mình hắn ở.
66 Lời nói của Trần Khác xuất phát từ đáy lòng, cái gọi là “vừa thẹn vừa mắc cỡ lại vừa đau lòng” cũng tràn đầy tấm chân tình trong lòng hắn. Việc suy nghĩ soạn một quyển “Tự điển” nguyên nhân là do tám năm trước đây lúc hắn bắt đầu tiếp xúc với tự điển âm vận, một người có thói quen ghép vần chú âm bỗng chốc lại quay lại thời đại dùng chú âm phiên thiết.
67 Trần như nhộng đến với thế giới này, đương nhiên phải nắm bắt tất cả nguồn tài nguyên có thể sử dụng rồi, cái này không liên quan đến đạo đức. Đây là triều đại Tống đỉnh cao của văn trị, không có gì so với một bài thơ hay, càng khiến cho người ta có thể nhanh chóng thành danh.
68 Lại mấy ngày trôi qua, sau giờ học buổi trưa. Trần Khác cầm nửa bản thảo của cuốn “tự điển” được chép ra, tìm đến Vương Phương. Vương Phương mấy năm trước đã nghe nói rằng bọn họ đang nghiên cứu cái thứ đáng ghét “tự điển”.
69 Trần Nhị Lang đẩy cửa bước vào sân, người ướt đẫm, không biết là do mồ hôi hay là mưa. Nhìn lại thấy tay và đầu đều bị thương, áo choàng dính máu, trông vô cùng thê thảm.
70 Mây trời mưa liên miên, bếp lửa rực hồng hồng. - Ban đầu huynh nên nghe đệ, giành lại Bát Nương. Đột nhiên toát lên khí khái nam nhi với Nhị Lang, Trần Khác miệt thị: - Thì hà tất sính anh hùng như bây giờ? - Nói thì dễ lắm, năm đó ta làm thế nào được chứ? Nhị Lang buồn bực: - Lúc đó dù làm thế nào cũng như là đang phá hoại hạnh phúc của cô ấy.
71 Tại thư phòng của Trần Khác, nam đinh ngồi la liệt. Sự việc đã đến nước này, Tô Thức và Tô Triệt chỉ còn nước đem tất cả những ân oán của hai nhà Tô Trình nói ra.
72 Trình gia còn có hơn hai mươi mấy người, dẫn đầu là Trình quản gia cùng với Lại bà, nhưng cả hai lại đang hôn mê bất tỉnh, đám gia đinh đều nhìn về phái Hồng giáo đầu.
73 Tô gia ở Mi Sơn, nghe nói là sau Thứ sử Mi châu – Tô Vị Đạo thời Đường. Nhưng lúc đó chỉ có sĩ tộc mới có gia phả, Trình gia tại sao được xưng là Giang Khanh, cũng chính bởi vì bọn họ có gia phả.
74 Tô Lão Tuyền như giáng một cái tát thật mạnh lên mặt Trình gia, dẫm nát sự kiêu căng, ngạo mạn của bọn họ. Trình phủ vô cùng tức giận! Trong chính sảnh, Tống phu nhân trang phục đẹp đẽ, đập vỡ mọi thứ bên cạnh, người đàn bà kiêu căng, hống hách từ nhỏ, chưa từng chịu qua sự sỉ nhục như vậy.
75 Đơn kiện của Trình gia đã nộp lên quan rồi. Quan phủ liền hợp hai bản án lại, tuyên bố ngày hai mươi tháng này xét xử. Chớp mắt đã qua ngày mười chín, ngày mai là ngày phải lên công đường chịu án.
76 “Xì xào…” Đám người hỗn loạn gây ra những tiếng om sòm, họ đều nhao nhao lên. Nói đến mới nhớ ra, ở đây có rất nhiều người đã từng gặp cảnh tượng không thể nghĩ tới như thế này.
77 Cuối cùng, Chu Đại Lệnh phán định Trình Chi Tài phạm vào tội vu cáo hãm hại, đánh bốn mươi côn, đi đầy hai năm. Mặt khác, thầy kiện kia cũng bị phán vào tội xúi giục vu cáo, hình phạt tăng gấp đôi.
78 Mấy người huynh đệ của Trần Khác, Đại Lang Nhị Lang muốn thi cử, tất nhiên là phải ở lại đất Thục. Lục Lang mới mười hai tuổi, thân thể còn chưa phát triển hết, làm sao dám cho đi xa nhà? Trần Khác nhắn nhủ Tứ Lang Ngũ Lang chú ý chăm sóc đệ đệ.
79 Lý Bạch có thơ rằng: “Sớm từ Bạch Đế biếc ngàn mây, Nghìn dặm Giang Lăng tới một ngày, Vượn hót ven sông chưa dứt tiếng, Mà thuyền muôn núi vượt qua ngay.
80 Sau giờ ngọ, nhóm Trần Khác đi tìm nhà trọ ở. Không biết là vì gần một tháng, quen với ngủ trên thuyền bị lắc đi lắc lại, nên giờ ngủ giường êm lại khó ngủ hay là nhớ lại đám tang của Phạm công mà rung động, rõ ràng hắn rất buồn ngủ lại trằn trọc khó an giấc.