1 Lời dẫn: Quân thần một giấc chiêm bao, hư danh kim cổ
Năm Tuyên Đức thứ nhất, Tân đế đăng cơ, ở triều ta kể từ lúc Thái tổ Hoàng Đế khai triều đến nay đã vào khoảng 280 năm, Thượng Quan Bùi là vị Hoàng Đế thứ mười lăm, lịch sử gọi là Hiếu Văn Đế.
2 Hôm nay ta thức dậy từ rất sớm, ngay khi phương Đông vừa hiện ra một tia sáng màu trắng bạc, cung nữ đã hầu hạ ta rời giường chải đầu. Bởi vì qua hai canh giờ nữa sẽ bắt đầu nghi lễ đại hôn của ta và Thượng Quan Bùi.
3 Trong điện Triêu Dương vang lên từng tiếc thở khe khẽ. Quần thần trước sau luôn kính nể Hoàng hậu Tư Đồ gia, cho dù ta chỉ mới mười sáu tuổi, nhưng bởi vì từ khi ta sinh ra đã mang theo vinh quang của dòng họ, bọn họ cũng rõ ràng, phía sau ta là địa vị chí cao chốn hậu cung.
4 Chờ tất cả lễ nghi kết thúc, khi ta trở lại điện Chiêu Dương, đã sắp tới nửa đêm. Hoàng thượng không trở về cùng ta. Sau khi buổi lễ kết thúc, hắn liền tới tới điện Tố Dương, đó là tẩm cung của Nguyên Mỹ nhân.
5 Ngày thứ ba sau khi tiến cung, theo lễ tiết, Hoàng thượng và ta, dưới danh nghĩa vợ chồng mới cưới, phải về phủ Tể tướng gặp cha mẹ ta, gọi là “lại mặt”.
6 Gió đêm hiu hiu thổi, xua đi cái nóng bức ban ngày. Từng vệt trăng sáng rơi xuống, giống như từng dải tơ lụa bao quanh bầu trời đầy sao. Dùng qua bữa tối, ta cho người hầu lui xuống, chỉ để Hứa cô cô theo ta tản bộ bên hồ sen trong Ngự hoa viên.
7 ——[1] Hai câu thơ trích từ bài “Trường tương tư kỳ II” của Lý Bạch.
Dịch thơ:
“Mắt xưa làn sóng gợn
Nay thành suối lệ sa. ”
(Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu)——
Chờ đợi bao giờ cũng là khoảng thời gian dài dằng dặc, ngay cả người luôn luôn được cha mẹ khen ngợi rằng có tính nhẫn nại không hợp với tuổi tác là ta, cũng không thể không sốt ruột.
8 Đến khi ta tỉnh lại, Hoàng thượng đã không còn ở bên cạnh. Ta biết hắn phải vào triều sớm, nên trời chưa sáng đã phải dậy rồi. Hứa cô cô hầu hạ ta rời giường rửa mặt không nhịn được lộ rõ vẻ tươi cười.
9 ——[1] Nguyên văn là “Thượng hữu thừa loan nữ”: xuất phát từ truyền thuyết về con gái của Tần Mục công – Lộng Ngọc. Tương truyền Lộng Ngọc cùng với chồng là Tiêu Sử cưỡi chim loan phi thăng mà đi.
10 ——[1] Câu gốc nằm trong bài “Đạp sa hành” của Hạ Chú:
“Đương nhiên bất khẳng giá xuân phong
Vô đoan khước bị tây phong ngộ. ”
Dịch thơ:
“Năm nao chẳng chịu lấy gió xuân
Dè đâu bị gió tây làm lỡ.
11 Mùa hè bước qua vội vã, nháy mắt đã tới đầu thu, ta vào cung cũng đã được ba tháng. Bức tường cao của tử cấm thành vẫn tươi đẹp như ngọn lửa đỏ rực, ngăn cách ta và thế giới bên ngoài, tựa như hai đường thẳng song song vĩnh viễn chẳng gặp nhau.
12 “Lộ tòng kim dạ bạch
Nguyệt thị cố hương minh” [2].
——[1] Chưa tìm được nguồn và bản dịch của hai câu này.
Tạm dịch:
“Trăng thập toàn thập mỹ
Chẳng soi trọn bóng người.
13 Làn hơi nóng mịt mờ tỏa ra từ suối nước nóng vây quanh, ta chậm rãi nhắm mắt hưởng thụ không gian yên tĩnh này. Da thịt trên người bị hun tới mức đỏ lên, giống như tâm trạng lo lắng không yên giờ khắc này của ta.
14 Khi ta chạy tới điện Từ Dương, trước cửa điện đã tụ tập rất nhiều người. Đại nội thị vệ vây quanh điện Từ Dương tạo thành một bức tường người hơn năm mươi trượng, ngăn cản những người không liên quan tới việc cứu hỏa đi vào.
15 Mạc Phu nhân, ta tỉ mỉ nhắc lại ba chữ này trong lòng. Trong đầu hiện lên hình ảnh ngày hôm qua gặp bà ta, dung mạo không nổi bật, nhìn qua là một nữ nhất nhát như chuột, vậy mà lại là chủ mưu của vụ phóng hỏa? Xem ra thực sự là không thể nhìn mặt mà bắt hình dong.
16 Thương thế của Thái hậu nương nương dần dần tốt lên, hơn nữa còn có công hiệu thuốc bổ của Thái y phủ kết hợp với đồ ăn bổ dưỡng của Ngự Thiện phòng, sau bảy ngày, Thái hậu rốt cuộc có thể xuống giường.
17 Giao biểu cô cho Thượng Quan Bùi? Thực lòng, cho đến bây giờ, ý niệm này vẫn chưa từng xuất hiện trong đầu ta. Hiện tại tình thế căng thẳng như vậy, cho dù thế nào, ta cũng sẽ không lật tẩy một chuyện cực kì bất lợi đối với Tư Đồ gia như thế trước mặt Thượng Quan Bùi.
18 ——[1] Câu thơ trích trong bài “Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng đài” của Lý Bạch:
“Tổng vị phù nhân năng tế nhật
Trường An bất kiến sử nhân sầu”
Dịch:
“Chỉ vì mây nổi che vầng nhật
Chẳng thấy Trường An não dạ người”
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng).
19 ——[1] Hai câu thơ trích từ bài “Lâm Giang Tiên” của Tống Huy Tông, chưa tìm được bản dịch.
Tạm dịch:
“Sầu cùng muộn tự trong tâm
Lệ rơi đặt bút viết hồi âm thư”.
20 Từ cung Cảnh Thu đến Tây điện, dọc theo con đường đều có binh lính Kinh Kỳ doanh đứng kín. Hoa tử đằng tím ngắt lại gợi cảm giác yên tĩnh đối lập với bầu không khí này, ngược lại khiến ta bình tĩnh trở lại.