1 Đại Ngụy, từ thời Cơ Thị họ Triệu.
Ngày 19 tháng 2 năm Hồng Đức thứ 16, trong cung Biện Kinh, Đại Lương, hoàng đế Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư sau khi tảo triều về Văn Đức điện nghỉ ngơi.
2 “Lẽ nào lại như vậy! Lẽ nào lại như vậy!”
Trong khi tất cả mọi người trong Văn Đức điện sợ hãi quỳ rạp dưới đất, thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư giận dữ nắm chặt tay vịn long tọa không buông.
3 Dân phú quốc cường và quốc phú dân cường, hai cụm từ này trông có vẻ gần giống nhau nhưng trên thực tế, giữa chúng có một sự khác biệt vô cùng to lớn.
4 Sau một phen hỗn loạn, thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư xụ mặt đứng trong Văn Chiêu các.
Trên bàn đặt món đồ gây ra trò hề lúc nãy - một con diều khổng lồ.
5 Thở dài, quả thật chỉ có thể thở dài!
Nhìn hai vị học sĩ uyên bác trung thư tả thừa Lận Ngọc Dương và trung thư hữu thừa Ngu Tử Khởi từng người một bị một thiếu niên chỉ mới mười bốn tuổi miệng còn hôi sữa áp chế, thiên tử Đại Ngụy trong lòng thầm kêu lên, nhi tử của ta quả là dị tài!
Triệu Nguyên Tư không kìm được nhìn sang phía trung thư lệnh Hà Tương Tự.
6 “Khụ!”
Cảm nhận được không khí khó xử trong điện, thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư ho một tiếng, cũng không biết có phải là đang giải vây cho bản thân không:
“Mười vị nữ nhi Vệ Quốc đã đưa vào cung, hiện đang hầu hạ các vị di nương của con.
7 Có ai ngờ rằng vì chuyện “hoàng tử xuất các” mà thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư và bát hoàng tử Triệu Hoằng Nhuận đã tranh cãi kịch liệt với nhau.
Cuối cùng, Triệu Nguyên Tư đùng đùng nổi giận bỏ về Thùy Củng điện.
8 “Trước đây ai từng nói bên cạnh hoàng tử nhiều oanh oanh yến yến, ngày nào cũng vui quên đường về? Bước ra đây, bổn hoàng tử đảm bảo không đánh chết hắn.
9 Nhưng hoàng đế hành sự, cần phải tuần theo lễ nghi, phải “làm việc có nguyên do”, do đó, dù Triệu Hoằng Nhuận đã tàn phá hết vật kiểng mình yêu thích nhất, nhưng thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư vẫn kìm được cơn giận, lên tiếng hỏi nhi tử này lý do tại sao lại làm như vậy, dù nguyên nhân của sự việc trong lòng ông đã hiểu rất rõ.
10 “Vậy mà vẫn chưa nổi giận sao? Thật hay giả vậy?”
Nhìn thiên tử Đại Ngụy nét mặt vẫn bình thản, bát hoàng tử Triệu Hoằng Nhuận bất giác có chút thất thần.
11 Hoàng đế không dễ làm, tính theo cách tính thời gian ngày nay, hoàng đế Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư hàng ngày bốn giờ hơn là phải thức dậy, đúng năm giờ sáng (giờ Dần) tảo triều, sau đó dùng bữa sáng rồi đến Thùy Củng điện bắt đầu công việc cần chính bận rộn.
12 “Bệ hạ, lão thần khấu xin cáo lão. Mong bệ hạ niệm tình lão thần tuổi tác đã cao, phê chuẩn cho thỉnh cầu của lão thần. ”
Thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư vừa bước chân vào Thùy Củng điện liền thấy trung thư lệnh Hà Tương Tự quỳ trước mặt mình, cầu xin cáo lão hồi hương.
13 Đúng như dự đoán của trung thư tả thừa Lận Ngọc Dương, vài ngày sau Bát hoàng tử Triệu Hoằng Nhuận đường đường chính chính tiến vào Thùy Củng điện không chút trở ngại nào.
14 Đã là hoàng đế thì bắt buộc phải nạp nhiều phi tử để nối dõi tông đường. Do đó dù hậu cung của Đại Ngụy thiên tử có tới hơn hai mươi phi tử, nhưng lý do không phải Đại Ngụy thiên Tử muốn hưởng thụ cuộc sống đa thê đa thiếp, đầu ấp tay kề sáng tối, mà là vì đây là nghĩa vụ Đại Ngụy thiên tử phải thực hiện.
15 Trần Thục Viện là một trong vài hậu phi được Đại Ngụy thiên tử sủng ái nhất.
Tương truyền 16 tuổi nàng đã nhập cung. Năm 18 tuổi bắt đầu được Đại Ngụy thiên tử yêu thương, từ đó trở đi địa vị của nàng trong cung ngày càng lên như diều gặp gió.
16 U Chỉ Cung rộng lớn lặng im như tờ một hồi lâu.
Lúc này khuôn mặt u ám của Triệu Hoằng Nhuận bỗng dưng chuyển sang ý cười, hắn nói: “Ha ha, bổn điện hạ đùa một chút thôi mà nét mặt Trần Thục Viện làm gì như mới gặp quái vật vậy chứ!”
“Đùa… Đùa sao?” Trần Thục Viện ngẩn người ra khi thấy Triệu Hoằng Nhuận đột nhiên thay đổi thái độ.
17 “Xem ra hôm nay Bát hoàng tử không định tới Thùy Củng điện rồi”.
Ở Thùy Củng điện, ba vị trung thư đại thần chờ mãi đến chiều cũng không thấy bóng dáng của Bát hoàng tử.
18 Tông Phủ hay thường gọi là Tông Nhân Phủ, là nha phủ đặc biệt của hoàng tộc Đại Ngụy, chuyên giải quyết các mối bất hòa trong hoàng tộc, quản giáo con cháu hoàng tộc.
19 Hai hôm sau, bát hoàng tử Triệu Hoằng Nhuận làm một việc hiếm thấy, đó là đến Cung học nghe giảng.
Cung học, nghe tên là hiểu, đây chính là một giảng đường được xây dựng trong cung nhằm giảng dạy kiến thức cho hoàng tử công chúa.
20 “Mạnh Tử nói: Kẻ dùng vũ lực giả nhân giả nghĩa có thể xưng bá, xưng bá rồi đương nhiên sẽ trở thành nước lớn. Nhưng người dùng đạo đức nhân nghĩa khiến thiên hạ quy phục thì không cần dựa vào thế nước lớn.