41 Khoa thi là con đường chủ yếu nhất để Đại Ngụy chọn ra quan viên, bao gồm ba vòng thi là thi hương, thi hội, thi đình (1).
Thi hương thường được tổ chức vào mùa thu, do các quận, phủ nha các vùng chủ trì.
42 “Thật sự không ngờ, người được chọn làm hoàng tử bồi giám lại chính là bát hoàng tử. ”
“Bát hoàng tử Hoằng Nhuận? Vị điện hạ này còn chưa đầy mười lăm tuổi mà? Không phải hoàng tử chưa xuất các thì sẽ không được tham dự vào bất cứ sự vụ gì trong triều sao?”
“Tại sao lại là bát hoàng tử? Không phải vị bát hoàng tử luôn ngỗ ngược bất kham này trước nay trong hoàng cung không được bệ hạ xem trọng sao? Bệ hạ sao lại đồng ý cho vị điện hạ này bồi giám khoa thi?”
Mười sáu quan viên giám khảo đưa mắt nhìn nhau.
43 “Điện hạ!” Sử bộ lang trung La Văn Trung thật sự không nhịn nổi nữa.
Nhưng giọng của Triệu Hoằng Nhuận thì vẫn cứ bình thản như không: “La đại nhân làm thế là có ý gì? Chẳng ai có thể đảm bảo lệnh công tử không sao chép tứ thư ngũ kinh trong y phục cả.
44 “Điện hạ, đây là danh sách chi tiết tình hình chi tiêu cho thi hội lần này của sử bộ. ”
Đầu chiều, có một quan viên sử bộ đưa báo cáo chi tiêu cho khoa thi lần này đến tay Triệu Hoằng Nhuận.
45 Sự xuất hiện của bát hoàng tử Triệu Hoằng Nhuận khiến quan chủ khảo khoa thi lần này là La Văn Trung phải đau đầu.
Ông ta sao có thể không nhìn ra vị bát điện hạ này lần này chính là vì ông ta nên mới đến?
Ban đầu ông ta thậm chí còn nghi ngờ dụng ý của thiên tử khi đề bạt ông ta làm chủ giám khảo quan của khoa thi lần này, vì ông ta vừa mới lên làm chủ giám khảo thì bát điện hạ, kẻ có thù với ông ta ngay sau đó lại được khâm điển làm hoàng tử bồi giám, chuyện này đúng là quá trùng hợp rồi.
46 Hôm sau, tông vệ Phùng Thuật của thái tử Hoằng Lễ đến miếu Phu Tử, truyền lại nguyên văn lời của điện hạ nhà mình cho bát hoàng tử Triệu Hoằng Nhuận, khiến cậu nghe xong thì liên tục cau mày.
47 Ôn Kỳ…
Triệu Hoằng Nhuận kinh ngạc liếc nhìn người sĩ tử đang nhìn mình chằm chằm kia. Cậu phát hiện người ấy thật sự còn rất trẻ, chắc chỉ khoảng mười sáu mười bảy tuổi.
48 Buổi tối, vào khoảng giờ Dậu, lại có một đợt tên sai vặt khác đến bán nến cho các thí sinh. Bọn họ cũng vẫn xách giỏ trong tay đến hỏi các thí sinh trong Hiệu Phòng.
49 “… Được rồi, mau giải thích đi, các vị. ”
Chiều tối hôm đó, cũng là buổi chiều ngày thi thứ ba, Triệu Hoằng Nhuận và các tông vệ cho gọi các tên sai vặt phụ trách bán nến vào buổi chiều đến gặp.
50 Buổi tối ngày bốn tháng tư năm Đại Ngụy Hồng Đức, tại trường thi miếu Phu Tử lại phát hiện ra có một trăm mười hai bài văn trong Mặc Quyển của thí sinh viết tương tự nhau, trong đó có hơn bảy mươi bài là giống hệt chẳng khác chút nào.