1 Umberto Eco sinh ngày 5 tháng 1 năm 1932 tại Alessandria, Ý, nay sinh sống tại Milan.
Là một nhà văn kiêm nhà triệu chứng học, ông là một trong những người trí thức Ý tiếng tăm nhất, được đánh giá cao ở nước ngoài.
2 Trong “Những lời chú giải về quyển “TÊN CỦA ĐÓA HỒNG ” đăng trên một tạp chí Ý, UMBERTO ECO khẳng định rằng một nhà văn luôn luôn nghĩ đến độc giả. Chính ECO đã từng nói rằng khi viết, tác giả phải “nhắm vào” người đọc.
3 Vào ngày 16 tháng 8 năm 1968, tôi được trao một quyển sách do một linh mục Vallet nào đó viết, Bản thảo của Dom on xứ Melk dịch sang tiếng Pháp từ ấn bản của Dom J.
4 Bản thảo của o được chia thành bảy ngày, mỗi ngày lại được chia thành nhiều giai đoạn tương ứng với các giờ kinh lễ. Các tiểu tựa, viết dưới dạng ngôi thứ ba, có lẽ do Valet thêm vào.
5 Khởi đầu là Chúa Lời, và Chúa Lời ở bên Chúa, và Chúa Lời là Chúa. Đó là khởi đầu với Chúa, và nhiệm vụ của mọi tu sĩ kính đạo là ngày ngày, với sự khiêm cung, ngân nga điều vĩnh cửu duy nhất mà sự thật hiển nhiên của nó có thể khẳng định được.
6 Tu viện trưởng
giao nhiệm vụ cho William
Viên quản hầm tướng người mập mạp, hình dáng trông thô lỗ nhưng vui tính, tóc đã bạc nhưng sức vẫn cường tráng, người nhỏ nhưng nhanh nhẹn.
7 Tôi cảm thấy Tu viện trưởng rất hân hoan đã kết thúc được cuộc tranh cãi và quay trở lại vấn đề Cha quan tâm. Cẩn thận chọn từng từ một, vừa nói vừa giải thích thêm rất lâu, Cha bắt đầu kể về một sự kiện bất thường vừa xảy ra cách đây ba hôm, khiến mọi tu sĩ hết sức lo buồn.
8 Tu viện trưởng trầm ngâm: - Tu viện không có sách vở giống như nền văn minh mà không có tác phẩm, như trại lính không quân sĩ, như nhà bếp không nồi niêu xoong chảo, như bàn tiệc không thức ăn, như vườn cây không cỏ, thảo nguyên không hoa, cây không lá… Dòng tu của chúng ta trưởng thành dưới hai yêu cầu: vừa tu vừa làm việc, vẫn còn nhỏ nhoi so với toàn thế giới.
9 o ngưỡng mộ cánh cửa giáo đường.
William hội ngộ Ubertino
Giáo đường này không nguy nga như những giáo đường sau này tôi gặp ở Strasbourg, Chartres, Bamberg và Paris.
10 Chính lúc đó tôi nhận ra những hư ảnh ấy đang nói lên một cách chính xác những gì đang xảy ra trong tu viện, những gì chúng tôi đã biết được từ Cha Bề trên dè dặt.
11 Ubertino xoắn đôi tay áo vào nhau và mắt lại nhòa đi – Đừng nói thế, William. Làm sao con có thể lẫn lộn giây phút yêu thương xuất thần đốt cháy tâm can và ngào ngạt hương nhang với sự hỗn loạn của xác thịt nồng nặc diêm sinh? Bentivenga xúi giục người ta sờ soạng chân tay trần truồng của kẻ khác, hắn tuyên bố đó là cách duy nhất dẫn đến sự tự do thoát khỏi sự ràng buộc của xác thịt, “đàn ông và đàn bà, họ nằm trần truồng với nhau…”
- Nhưng không có một cuộc giao hợp nào.
12 Ubertino nhìn thầy, cười gượng – Cha chẳng biết khi nào thì dân Anh các con nói chuyện nghiêm túc cả. Chẳng có gì vui thú trong một vấn đề nghiêm trọng như thế này.
13 Cuộc mạn đàm uyên bác
giữa William
và dược thảo sư Severinus
Chúng tôi xuống đến gian giữa Giáo đường và theo lối cổng vào ban nãy đi ra ngoài.
14 Thăm phòng thư tịch,
gặp gỡ nhiều học giả,
người sao chép và ghi đề mục,
cùng một tu sĩ già, mù
đang chờ đợi bọn Phản giáo.
Khi chúng tôi leo lên lầu, tôi trông thấy thầy tôi đang quan sát các cửa sổ rọi ánh sáng cho cầu thang.
15 Kia là mẫu tự to tướng hình chữ V, bắt đầu bằng từ “Verba”, từ thân chữ tự nhiên mọc ra một con rắn có ngàn đuôi, các đuôi này lại sinh ra các con rắn khác như những chùm hoa lá.
16 Thăm phần còn lại của tu viện.
William đi đến vài kết luận
về cái chết của Adelmo.
Cuộc nói chuyện với Sư huynh ngành kính
về kính đọc sách và những bóng ma
cho những ai tìm đọc quá nhiều
Lúc ấy, chợt nổi lên hồi chuông báo Kinh Chiều, các tu sĩ bèn sửa soạn rời bàn làm việc.
17 Cuộc chuyện trò thân mật với thầy tôi hẳn đã khiến Sư huynh Nicholas cảm thấy vững bụng. Ông nháy mắt với thầy William, dường như muốn nói: “Chúng ta hiểu nhau vì cùng có những mối quan tâm”, và nói bóng gió:
- Nhưng ở đằng kia, - ông ra chỉ về tòa Đại dinh, - các bí mật của học vấn được bảo vệ kỹ lưỡng nhờ những phép lạ.
18 William và o hân hoan
đón nhận sự hiếu khách nồng nhiệt
của Tu viện trưởng
và cuộc đàm thoại giận dữ với Jorge
Nhà ăn được thắp sáng nhờ những ngọn đuốc lớn.
19 Một sự kiện đẫm máu
cắt ngang
vài giờ hạnh phúc huyền nhiệm.
Là biểu tượng đôi khi của Quỷ, đôi khi của Chúa phục sinh, chẳng có một con vật nào lại khó tin cậy hơn con gà trống.
20 Và chúng tôi đã tìm thấy nó. Phải nói ngay rằng chính tôi là người tìm ra. Xin Thượng đế chớ để con mắc tật kiêu hãnh, chính tôi đã khám phá ra một vật ở khoảng giữa vại máu và Đại dinh: đó là những dấu chân người, khá sâu, trong khu đất chưa có ai đi qua.