1 Hậu Chiêu, mùa xuân năm Kiến Nguyên thứ mười bảy.
Dương liễu đâm chồi, hải đường nở hoa.
Trong 48 trại ở Thục Sơn có hai thiếu niên đang tỷ thí võ nghệ.
2 Chờ Lý đại đương gia đi rồi, Chu Dĩ Đường mới nhẹ nhàng hỏi:
- Có đau không?
Chu Phỉ bị câu nói này khơi lên nỗi uất ức tày trời mà vẫn cứ mạnh miệng, đưa tay xoa mặt, cứng rắn nói:
- Dù sao cũng chưa chết.
3 Chu Phỉ đá một cú lên cửa, cả bản lề và cửa đều cùng nhau văng ra, vang to một tiếng, bụi bay mù mịt.
Lý Thịnh đang luyện kiếm trong viện, nghe tiếng quay đầu lại, thấy cửa bay ra thì không hề bất ngờ, động tác hơi dừng lại rồi từ từ tra kiếm vào vỏ, biết rõ còn cố hỏi:
- A Phỉ, ngươi làm gì vậy?
Ngụy quân tử trong thiên hạ trông như thế nào Chu Phỉ chưa từng biết, nhưng dựa theo trí tưởng tượng cằn cỗi của nàng thì trong đầu luôn hiện ra hình ảnh to tướng của Lý Thịnh.
4 “Vượt qua sông Tẩy Mặc” là câu nói thường xuyên treo cửa miệng của các đệ tử trẻ 48 trại, cũng giống như “làm thịt ngươi” hay “hôm nào mời ngươi ăn cơm” vậy, chỉ là một câu nói tùy tiện mà thôi, không có ý nghĩa thực tế gì.
5 Chu Phỉ và Lý Thịnh một trước một sau đi tới sông Tẩy Mặc, hai người họ từ nhỏ lớn lên ở 48 trại, người nào cũng nghịch ngợm quậy phá, người nào cũng có cách của mình để tránh né người đi tuần núi.
6 Nghe nói trên đời có một loại khinh công nhảy lên như gió thoảng, bước đi như nước chảy. Không hình ảnh không dấu vết, không nơi nào không thể tới.
Đáng tiếc Tạ Doãn đang làm tặc, công phu có lóa mắt đến đâu cũng là “áo gấm đi đêm”, không người thưởng thức.
7 Khinh công của vị khách không mời mà đến này rất cao, e là Chu Phỉ bình sinh hiếm thấy… Tuy xét kỹ thì “bình sinh” nàng quả thực cũng không gặp được mấy người.
8 Lý Cẩn Dung lòng như lửa đốt chạy tới, đưa mắt thấy đống hỗn loạn khắp sông dưới lớp sương mù trong màn đêm thăm thẳm, lúc đó bà suýt không đứng vững, sai người hạ dây trận xuống, kỳ thực trong lòng đã không còn ôm hi vọng gì nữa nhưng không chịu để lộ ra, khăng khăng muốn đích thân xuống sườn núi tìm.
9 Ánh đèn lay động, Chu Phỉ dụi dụi mắt, thấy trời tờ mờ sáng thì đưa tay tắt đèn, mực trong nghiên đã hơi khô, nàng cũng lười thêm nước, quẹt vết đen soạt soạt viết qua loa xong đoạn gia huấn còn lại, cây bút cũ cũng bị nàng ấn mạnh rụng lông.
10 Chu Phỉ đầu tiên là giật mình, như một con rắn nhỏ bị gậy khua vào cỏ làm kinh động, theo bản năng nhảy vào khu rừng bên cạnh, nhưng chạy được một nửa mới phục hồi tinh thần lại, có chút không yên lòng, bèn trốn lên một cây đại thụ, từ trên cao nhìn xuống, trong lòng nghĩ mãi mà không hiểu.
11
Tạ Doãn mỉm cười nói:
- Tôi chẳng qua chỉ là một người đưa thư đi ngang qua, ân tình
hay thù cũ tôi đều không biết, nhưng Chu tiên sinh nếu không muốn gặp
tôi thì có thể không cần hiện thân, không phải sao?
Chu Dĩ Đường nhìn hắn, đột nhiên hỏi:
- Nếu ta căn bản không nghe thấy thì sao?
- Thì không sao cả.
12
Có câu “Chốn núi non không ngày không tháng, Rét qua rồi chẳng biết năm sang”. (1)
(1) Trích “Tây du ký”.
Chuyến đi này, đi những ba năm.
13 Tú Sơn Đường ở một chỗ đất trũng, tầm nhìn trống trải, có hai viện trước sau vô cùng khí thế.
Tiền viện tiếng người huyên náo, người trong trại ra ra vào vào đều phải đến đây đăng ký bảng tên, một nhóm đệ tử trẻ tuổi đang muốn phụng mệnh ra ngoài làm việc, đại khái là hiếm khi có cơ hội may mắn ra ngoài đổi gió nên ai nấy đều mặt mày hớn hở, chỗ đăng ký là bên kia, họ ở bên này líu ríu đùa giỡn lẫn nhau, lúc đang cao hứng thì thấy Lý Cẩn Dung sải bước đi tới.
14
Nhưng Chu Phỉ lại không hề hoảng.
Nếu một người ngày ngày chui ra chui vào lưới dây trận, vô số
lần cọ xát với đám dây có thể gọt vàng chặt ngọc nghiền đá tảng, đồng
thời tập mãi thành quen… thì thứ có thể khiến nàng hoảng loạn thực không nhiều lắm.
15
- Đều tại đứa nhi tử không nên thân của lão thái bà này gây thêm phiền phức cho đại đương gia.
Vương lão phu nhân run rẩy thở dài:
- Tháng ba năm ngoái, nó nói với ta ở trong trại buồn chán, muốn ra ngoài tìm chút chuyện để làm, vừa khéo lúc đó trong trại có khách
quý, cần phái người đi đón, nó liền chủ động xin đi, nói là trong vòng
sáu tháng sẽ đón được người, hồi tháng mười ta nhận được phong thư cuối
cùng nói là đã đến khu vực Động Đình, có thể về ăn Tết, nhưng sau đó
không còn tin tức gì nữa.
16
Bóng núi lung lay, đường dài trắc trở.
Vừa có một trận mưa, quan đạo lâu năm thiếu tu sửa loang lổ gồ
ghề, một chiếc xe ngựa đi qua, bánh xe bắn lên những vết bùn to nhỏ
khiến thân xe thêm nhếch nhác, trước và sau xe có mấy con ngựa cao lớn
mở đường, cả nhóm đều là người luyện võ, ai nấy đều mắt nhìn thẳng mà
đi.
17 Nhóm Vương lão phu nhân đi cả quãng đường đều không nguy không hiểm, thỉnh thoảng có đạo chích bám đuôi thì Đặng Chân sai một hai đệ tử cũng lo liệu được.
18 Chu Phỉ lần đầu sử dụng Phá Tuyết Đao chân chính, bản thân cũng bị hàn ý và lệ khí mênh mang vô tận trong đó làm kinh hãi, nàng sững sờ hồi lâu, khó khăn lắm mới phục hồi tinh thần lại, sau đó cúi đầu nhìn thi thể với dáng chết hung hãn, nàng lại bắt đầu sững sờ một lần nữa.
19
Có câu nghé con không sợ cọp, trong lòng nghé nghĩ gì không thể nào kiểm chứng, dù sao Chu Phỉ bị thiếu mất dây thần kinh sợ.
Chung quanh tối lửa tắt đèn, kỹ năng giang hồ cơ bản “hủy thi
diệt tích” của nàng còn chưa kịp xuất sư, càng khỏi phải nhắc tới kỹ
năng cao cấp hơn “truy tung ngàn dặm”.
20
Vị tù nhân vô cùng biết tự làm mình vui này nghe vậy
ngẩn người, nhờ chút ánh sáng mờ mờ quan sát Chu Phỉ hồi lâu, bỗng nhiên “a” một tiếng:
- Cô không phải là tiểu nha đầu trong 48 trại kia sao? Chu…
- Chu Phỉ.