41 Hôm sau là ngày chợ phiên, Mai không bán đường mà chỉ đi chợ mua thêm gà con từ La Hùng huynh nên chỉ có An ca và Mai đi. Thất thúc ở nhà dùng dao đẽo cây thốt nốt trước, trưa cha mang đục về làm tiếp công đoạn khác.
42 Ngày hôm sau, lúc ăn cơm chiều cha nhìn mấy đứa nhỏ, ậm ừ rồi lại im lặng, nương nhíu mày nói:
– Có việc gì chàng nói đi, chiều giờ cứ làm ta lo lắng.
43 Tứ Mi đi về, Mai đặt rổ núm tràm trên sàn cây ngoài bếp thì nghe tiếng tứ Mi nói vọng vào.
– Mai tỷ, có khách tìm.
– Ra liền.
Ai mà tìm nhà mình, là Tiêu Ân thúc sao? Vừa nghĩ cô vừa ra ngoài.
44 Cuối tháng sáu mưa nhiều, bầu trời lúc nào cũng như cuộn bông ngậm nước, sẵn sàng trút xuống bất cứ lúc nào. Ruộng lúa, vườn rau và miếng đất vừa khai hoang trồng đậu, khoai xanh mơn mởn, tràn đầy sức sống.
45 Hôm trước mượn đục và cưa nhà Bùi ông được hai buổi trưa nên cây thốt nốt gần như còn nguyên. Sáng nay cha nương đi chợ Sông Lớn sẽ lấy dụng cụ ở nhà thợ rèn phía trong chợ.
46 Mưa nhỏ dần rồi dứt hạt, mọi người quay lại việc của mình giống như được nghỉ giải lao giữa giờ. Hôm nay nương và An ca về trễ hơn mọi lần, gương mặt hai người có vẻ không vui.
47 Mai rủ Vĩnh ca ra chòi trước sân, chỉ vào cái bếp ấp bằng đất cô đắp tạm lúc trước, giải thích cho Vĩnh ca hiểu công dụng của nó. Nguyên lý của bếp rất đơn giản, bếp ấp chia hai ngăn, ngăn dưới là bếp lò đun lửa truyền nhiệt lên ngăn trên.
48 Trưa hôm sau, Lưu bá và một nhóm người lớn đi từ phía nhà cũ bá ấy qua ruộng nhà Mai. Cha nương đi đến chào hỏi, người lớn tuổi nhất trong nhóm chắc là Lưu tam ông hỏi:
– Ruộng nhà cháu đây sao?
– Dạ phải, cháu đang khai khẩn thêm miếng này.
49 A Vĩnh nghe gọi chạy ra, hắn thấy phía trong làng có nhóm người đứng ở nhà Dương ông. A Vĩnh không đợi nhắc, chạy ù về hướng đó. Mai đang đứng trong sân phân vân không biết nên theo a Vĩnh hay không thì thấy Tương huynh chống xuồng đến.
50 Ăn cơm chiều xong Dương ông và nhà Lưu bá qua thăm. Cha dọn bàn tròn ra sân, chuẩn bị mấy ly rượu, cá lóc nướng. Hai anh em Trương bá mới kể ngọn nguồn câu chuyện.