41 Tiểu Chúc Dung xuất thân cao quý, dòng dõi Hoàng tộc Thần Nông, cha ngài là đại anh hùng Chúc Dung lừng danh thiên hạ. Sau khi nước Thần Nông bị tiêu diệt, Tiểu Chúc Dung quy hàng Hoàng đế rồi kết hôn với người con gái duy nhất của Tộc trưởng Xích Thủy – nàng Xích Thủy Tiểu Diệp.
42 Chiếc thuyền sáp lại, thì ra chính là chiếc thuyền hình nụ hoa mới hạ thủy chiều nay. Ả người hầu trông thấy bốn người họ thì biết mình đã “kiếm chuyện” nhầm người, đành tạ lỗi trong sự hậm hực:
– Sương mù dày đặc, khi nãy tôi không thấy rõ, nhầm tưởng các vị là nhà thuyền mới buông lời tùy tiện.
43 Tiểu Lục không tin tiểu thư Thần Nông ấy lại động lòng trắc ẩn. Vì đám tiểu thư công tử con nhà quyền quý từ nhỏ đã nắm trong tay quyền sinh quyền sát, lâu dần họ trở nên thờ ơ trước mạng sống bèo bọt của những người hèn kém.
44 [1] Ý thơ trong bài “Cỏ lau” – Kinh thi.
Hôm nay, Tiểu Chúc Dung tổ chức đại lễ trao phần thưởng cho người vô địch.
Sáng sớm, Nhục Thu đã ăn mặc tề chỉnh, dẫn theo đoàn tùy tùng rời khỏi dịch quán.
45 Tiểu Lục gật đầu.
A Tệ nói với nàng:
– Ta sẽ cõng muội, Liệt Dương cõng Chuyên Húc.
– Làm phiền huynh nhé! – Nói đoạn, Tiểu Lục ngồi lên lưng A Tệ.
46 Tiểu Yêu rút gương ra, nhưng nàng không soi ngay mà lấy tay che lại, nói với Chuyên Húc:
– Muội còn nhớ, hồi nhỏ trông muội rất giống cha. Muội luôn nghĩ, dù lớn lên muội có thay đổi nhường nào, dù không xinh đẹp bằng A Niệm, cũng không đến nỗi khó coi.
47
[1] Câu thơ trong bài “Đào yêu” – Kinh thi.
Người hầu trong các cung điện chính ở Thừa Ân cung đều đã tỏ tường thân phận của Tiểu Yêu, vì vậy mỗi khi gặp nàng, họ gọi nàng là Vương cơ, hệt như cách xưng hô và ứng xử với A Niệm.
48 Phong Long thấy Chuyên Húc chỉ mỉm cười, biết rằng hắn chẳng để tâm đến chuyện này, tò mò hỏi:
– Cô em họ của huynh rốt cuộc là người thế nào?
Chuyên Húc cười bảo:
– Ngày mai gặp, huynh sẽ biết.
49 Huyền Điểu bay lượn không chủ đích, lúc A Niệm thấy mệt mỏi, Huyền Điểu đã dừng lại trên một hòn đảo nhỏ vô danh giữa biển khơi. Đảo đá ngầm ấy chỉ lớn hơn chiếc thuyền một chút.
50
[1] Một câu trong bài từ “Nhất tiễn mai” của Lý Thanh Chiếu, đời Tống, Trung Quốc.
Tiểu Yêu không rõ mình đã bơi bao lâu, chỉ biết rằng, khi tay nàng chạm phải một vật cứng, nàng giữ chặt vật đó theo bản năng và thị giác của nàng dần phục hồi.
51 A Niệm ngày càng khóc lớn hơn. Nàng chưa bao giờ thừa nhận mình oán giận mẹ, nhưng rõ ràng là nàng từng có ý nghĩ đó. Nàng không hề thua kém Tiểu Yêu nhưng ai nấy đều coi trọng Tiểu Yêu hơn nàng, lẽ nào không phải vì mẹ của Tiểu Yêu hay sao? Nếu mẹ của Tiểu Yêu không phải Vương cơ Hiên Viên mà chỉ là một phụ nữ với thân thế thấp kém như mẹ nàng, liệu Tiểu Yêu có được biệt đãi như vậy không? Liệu Tiểu Yêu có khiến toàn Đại hoang phải chấn động không?
A Niệm bỗng thấy hoảng sợ, lẽ nào nàng thật sự phiền lòng về thân phận của mẹ mình?
Không, không đâu! Mẹ nàng lúc nào cũng hiền dịu như vậy, bà lại đáng thương như vậy, nàng và phụ vương là tất cả đối với bà.
52 Chuyên Húc đứng trên mui thuyền ngó nghiêng, Ý Ánh ngồi vắt vẻo bên mép thuyền, đung đưa hai chân, cười nói:
– Huynh đừng lo, từ nhỏ đến lớn, huynh ấy đã bắt được không biết bao nhiêu loài quái thú trên biển.
53
[1] Dựa theo ý tứ của bài từ “Tố trung tình” của tác giả Âu Dương Tu thời Bắc Tống, Trung Quốc.
Khi gió xuân tràn về trên khắp vùng Trung nguyên rộng lớn cũng là lúc Đại vương cơ Cao Tân gửi thư cho Hoàng đế, thỉnh cầu được trở về Hiên Viên cúng mẹ vào ngày giỗ để tỏ lòng hiếu đạo của phận làm con và cũng là dịp để nàng thay mẹ tỏ lòng hiếu lễ với Hoàng đế.
54 Tất cả những người thật lòng yêu thương, mong mỏi bao bọc, che chở cho hắn đều đang ở đây! Chuyên Húc quỳ xuống, vái lạy từng ngôi mộ, Tiểu Yêu cũng dập đầu vái lạy theo.
55 Lúc khai tiệc, Ngu Hiệu, con trai cả của người cậu thứ bảy mới xuất hiện, nhưng điều đáng nói là hắn đến cùng với nhân vật nổi tiếng nhất Đại hoang thời gian gần đây: Nhà vô địch Hội thu mùa thu ở Xích Thủy, đến từ Hy Hòa Bộ, một trong tứ bộ của Cao Tân: Ngu Cương.
56
Từ dạo chia tay trên đảo Doanh Châu tới nay, mùa đông sang mùa hạ, đã hơn nửa năm, Cảnh chỉ liên hệ với Tiểu Yêu một lần, vẫn theo cách cũ, trong món quà gửi tặng Chuyên Húc để cảm ơn sự thiết đãi nhiệt tình của hắn, Cảnh đặt thêm vào đó chín bình rượu Thanh Mai.