Tâm Ma Chương 88: Nguy Hiểm Trực Chờ
Chương trước: Chương 87: Tuyệt Lộ (2)
Chương 88: Nguy hiểm trực chờ.
Màn đêm dần đặc quánh, đêm nay trời tối mù mịt. Phong Vũ lại đứng đợi Khúc lão, vẫn là bên bờ con sông Tô, nhưng mỗi ngày là một địa điểm khác nhau, khoảng thời gian khác nhau. Có hôm Khúc lão đến sớm, có hôm Phong Vũ phải đợi rất lâu lão mới tới. Cứ như vậy đã một tuần trôi qua, và hôm nay là tròn một tuần kể từ ngày đầu. Hôm nay trời đất xương khói mờ ảo, con thuyền nhỏ của Khúc lão từ từ hiện ra trong màn sương mờ. Lão đứng sừng sững trên thuyền, không còn tiếng đàn quen thuộc, cũng không còn điệu bộ lạnh lùng dửng dưng quen thuộc. Khúc lão chắp tay sau lưng, đôi mắt nhìn xa xăm. Trông lão như một cái xác khô.
Con thuyền nhỏ dừng lại giữa dòng sông. Nhìn thấy Phong Vũ từ xa, Khúc lão rít lên, âm thanh phát ra qua kẽ răng lão:
- Lên thuyền đi!
Lão thầm nghĩ: “Giờ phút quan trọng đã tới, ta chỉ cần xơ ý một chút là mất mạng như chơi. Quyết không thể dời khỏi mặt nước được, phải dụ cho thằng nhãi lên thuyền xem ra mới trù trì được đôi chút thời gian, đợi hai con bài tẩy vác xác đến thì màn kịch long trời lở đất chắc hẳn sẽ rất thống khoái”. Khúc lão nhìn Phong Vũ một lượt rồi lại nghĩ: “Thằng nhãi này không biết đâu lại có ích giúp ta qua kiếp nạn ngày hôm nay, dẫu sao không thành quả thì cũng thành nhân. Nếu tốt thì ta dùng nó trì hoãn chút thời gian, khiến cho kẻ địch thấy đó mà bối rối, nếu không thì coi như ta trừ được một mối họa về sau, khiến cho võ công nó lụi tàn”.
Phong Vũ một thoáng ngỡ ngàng, mọi lần Khúc lão đều rời thuyền lên bờ, hôm nay lão lại gọi nó lên thuyền. Những chuyện lạ lùng khiển Phong Vũ gợn lên một cảm giác ngờ ngợ. Có điều gì đó không ổn. Trời lặng rồi đứng gió hẳn. Màn sương càng trở nên đặc quánh hơn. Phong Vũ nhìn quanh, nó vẫn chưa nghĩ ra cách gì để có thể lên thuyền. Con thuyền đứng giữa dòng nước, khí và lực của nó chưa đủ đưa nó phi thân xa đến vậy. Thấy nó loay hoay, Khúc lão khoanh tay nói:
- Chẳng lẽ ngươi đợi ta đến bế ngươi sao?
Qua mấy ngày gần gũi, Phong Vũ đã có chút hảo cảm với Khúc lão, nhưng hôm nay, những hoài nghi từ trước đến giờ lại dâng lên trong nó. Dường như có điều gì đó không ổn, có gì đó nguy hiểm và đen tối đang rình rập quanh đây. Khúc lão đổi giọng, nói:
- Ngươi nên đi đi thì hơn, chút duyên gặp mặt giữa ta và ngươi coi như đã đoạn. Chẳng qua cũng là người qua đường chẳng qua chạm mặt, giờ đường ai nấy đi, ngươi cứ tự tiện.
Phong Vũ thầm nghĩ: “Lão già này vốn quái gở, chẳng hay ta đã làm lão phật ý điều chi? Ta nên rời đi ngay hay theo lão lên thuyền đây?”, rồi đáp:
- Chẳng hay con đã làm chi không hay mong ông chỉ giúp?
Lão thở dài rồi nói:
- Lên thuyền đi hẵng.
Nói rồi lão phi một thanh gỗ về phía Phong Vũ. Phong Vũ thấy vậy vội tung mình nhảy lên, giữa chừng hết lực, nó đạp vào thanh gỗ làm đệm, nhảy thêm một bước nữa thì vừa vặn đến con thuyền nhỏ. Phong Vũ đáp xuống, thuyền chồng chềnh đôi chút.
Bên ngoài, vòng vây khép lại dần, giữa khung cảnh tĩnh lặng là một đạo quân đang ẩn mình dưới lau sậy, dưới dòng nước và trên những tán cây đằng xa. Ở phía bờ song, Công Thanh và Giã Kiên nép mình dưới bụi cỏ, cả hai nín thở theo dõi, thì thầm trao đổi với nhau bằng thứ âm thanh mà chỉ hai người nghe thấy. Giã Kiên hỏi:
- Thằng bé kia có đúng là con trai Hoàng Chính Hùng không? Sao Hồng Lạc môn cũng dây dưa với hạng người như Khúc lão được?
Công Thanh đáp:
- Không thể sai được, con đã cho người theo dõi mấy hôm nay. Hơn nữa Hồng Lạc môn nổi tiếng khắp kinh thành, Phong Vũ con trai Hoàng Chính Hùng hầu như ai cũng quen mặt. Bọn quân lính của Định Đồng đều khẳng định thằng nhãi đó chính là Phong Vũ.
Giã Kiên nói:
- Đành vậy, đợi thành nhãi đó đi rồi hãy ra tay. Lúc này không thể liều lĩnh đánh động đến Hồng Lạc môn được, không thì mọi sự đổ bế hết.
Công Thanh nói:
- Chỉ là một thằng nhãi, sao chú lại úy kị vậy. Ta cứ ra tay giết cả đi, ma không biết thần chẳng hay, vậy là xong việc.
Giã Kiên đáp:
- Ngươi nói mà không nghĩ trước sau. Nếu giờ ngươi mất tích thì Long trại (ý nói Long Thống) chủ sẽ làm gì?
Công Thanh vốn là con độc của Long Thống nên rất được yêu chiều. Công Thanh không ngần ngại đáp:
- Sẽ lật từng tấc đất bới từng ngọn cỏ lên tìm kiếm.
Giã Kiên đáp:
- Đúng vậy, giờ mà đánh động Hồng Lạc môn e rằng mọi tính toán về sau sẽ khó thành. Không thể vì một Khúc lão mà liều lĩnh vậy được. Hơn nữa tối nay Khúc lão có mọc cánh cũng không thể thoát được.
Sự có mặt của Phong Vũ ngày hôm nay chẳng qua cũng là tình cờ. Khúc lão mới nảy ra ý định dụ nó vào cuộc chiến sinh tử của lão từ một tuần trước, ngay lúc mà lão giết hụt nó. Bản tính lão vốn đa đoan, lại chẳng ưa các đại môn phái. Nào là anh hùng hào hiệp, nào là chính nghĩa lão đều coi là nhảm nhí, chẳng qua cũng chỉ là cậy thế lớn, muốn nói gì làm gì chẳng được. Có lúc lão đã thầm nghĩ, nếu như thủa nhỏ lão có cơ duyên đầu nhập Huynh đệ hội hay Hồng Lạc môn thì đến giờ lão đã là vô địch thiên hạ, những kẻ như Hoàng Chính Hùng hay Long Thống lão vẫn coi như chuột sa chĩnh gạo, cả về thiên chất lẫn trí tuệ chắc gì đã bằng lão. Xuất phát từ những suy nghĩ đó, việc âm thầm hãm hại hay mượn tay kẻ khác tiêu diệt đi vào môn đệ của đại môn phái cũng khiến lão khoái trá. Chỉ vì vài suy nghĩ hèn mọn đó mà lão dày công bày mưu dẫn dụ Phong Vũ vào bẫy suốt mấy ngày nay.
Khúc lão thở một hơi dài rồi nói tiếp:
- Ngươi nên đi sớm thì hơn, ở lại thêm chốc nữa sẽ không còn đường thoát thân đâu.
Phong Vũ nói:
- Là chuyện chi mong ông chỉ rõ?
Khúc lão nói:
- Chỉ chốc lát nữa thôi sẽ có kẻ đến tìm ra gây hắn, tốt nhất ngươi nên rời đi càng sớm càng tốt.
Lòng hào hiệp trượng nghĩa trong Phong Vũ lại nổi lên, nó đứng thẳng người, giơ tay đáp:
- Ông đã chỉ dạy cho con bấy lâu, nay người gặp khó, chẳng lẽ con lại bỏ đi.
Khúc lão cười gằn, nói:
- Đây chẳng phải chỗ trẻ con chơi đùa. Chút võ công của ngươi cũng đòi giúp ta sao?
Bỗng có tiếng người đằng xa vọng lại. Khúc lão vội chỉ tay vào khe hẹp ở đầu thuyền nói:
- Nấp vào sau lưới cá, đừng ló mặt ra. Nhanh.
Khúc lão thoáng nhếch mép cười, nhìn về phái xa, thầm nghĩ: “Kịch hay sắp bắt đầu rồi, mọi việc đều như ta dự tính”. Từ xa lại có một con thuyền nhỏ từ từ tiến lại, hai người đứng sừng sững trên thuyền, một là Độc Điếu, một là A Tòong.
Quảng cáo