81 Huyện Trường Sơn (tỉnh Sơn Đông) có người dân là Mỗ đang ngồi chơi thì có người khách thấp lùn tới, ngước mặt trò chuyện hồi lâu, thấy bình sinh không hề quen biết, cố nhớ lại.
82 Hoắc sinh và Nghiêm sinh ở huyện Văn Đăng (tỉnh Sơn Đông) lúc nhỏ vẫn đùa giỡn với nhau, lớn lên cũng hay chọc ghẹo nhau, lấy miệng lưỡi hơn thua, chỉ sợ không bằng đối thủ.
83 Vạn Phúc tự Tử Tường là người huyện Bác Hưng (tỉnh Sơn Đông). Từ nhỏ theo đòi nghiệp nho, nhà cũng hơi khá giả nhưng thi cử lận đận, hơn hai mươi tuổi vẫn không đỗ đạt gì.
84 Cử nhân họ Tăng người Phúc Kiến lúc vừa thi đỗ Tiến sĩ cùng vài người bạn thân khoa dạo chơi ngoài thành. Tình cờ nghe nói ở chùa Tỳ Lư có một thầy tướng liền kéo nhau tới xem quẻ.
85 Tể tướng họ Vệ ở Sơn Tây lúc còn là Chư sinh ghét ồn ào phiền nhiễu nên tới ở trong chùa, khổ là trong phòng rất nhiều rận rệp ruồi muỗi, cả đêm không chợp mắt được nên ăn cơm trưa xong bèn lên giường nằm nghỉ.
86 Phùng sinh ở huyện Quảng Bình (tỉnh Hà Bắc) là người thời Chính Đức nhà Minh (1506-1521), lúc trẻ lông bông hay rượu. Sáng sớm ra đường gặp một thiếu nữ mặc áo khoác đỏ, vô cùng xinh đẹp, có đứa tiểu đồng theo hầu, đạp bừa trên sương mà đi, giày tất ướt hết, lòng thầm yêu mến.
87 Bạch Liên giáo* có Mỗ người tỉnh Sơn Tây, không rõ tên họ, đại khái là đệ tử của Từ Hồng Nho**, dùng yêu thuật mê hoặc dân chúng, có nhiều người hâm mộ phép thuật nhận y làm thầy.
88 Trương Hư Nhất ở huyện Lai Vu (tỉnh Sơn Đông) là anh Học sứ Trương Đạo Nhất, tính hào sảng tự tin. Nghe nói ngôi nhà của người nọ trong huyện bị hồ chiếm ở, bèn mang danh thiếp tới yết kiến mong được gặp một lần.
89 Cừu Trọng người đất Tấn (tỉnh Sơn Tây) không rõ phủ huyện, gặp loạn bị giặc bắt đi. Có hai trai là Phúc và Lộc còn nhỏ, vợ kế là Thiệu thị chăm sóc đôi trẻ mồ côi, may nhờ sản nghiệp của Trọng để lại cũng được ấm no, nhưng gặp mấy năm mất mùa liên tiếp, lại bị cường hào lấn áp đến nỗi không giữ được mà ăn.
90 Lý sinh tên Bá Ngôn là người huyện Nghi Thủy (tỉnh Sơn Đông), cương trực can đảm. Chợt mắc bệnh nặng, người nhà mang thuốc cho uống, Lý từ chối nói “Bệnh của ta không phải là thuốc mà chữa được, vì chức Diêm Vương ở âm ty bị khuyết nên ta tạm đi giữ ấn triện thôi, đừng chôn ta, cứ để đấy đợi".
91 Hà Sư Tham tự Tử Túc làm phòng học ở phía đông Thiều Khê (ở núi Thiên Mục tỉnh Chiết Giang). Cửa nhà học nhìn ra cánh đồng rộng, xế chiều ngẫu nhiên ra ngoài thấy có người đàn bà cưỡi lừa đi tới, một thiếu niên theo sau.
92 Người dân ở huyện Nghi Thủy (tỉnh Sơn Đông) là Triệu Mỗ có việc vào thành trở về, gặp một cô gái mặc áo trắng khóc than bên đường rất thảm thiết. Triệu liếc thấy xinh đẹp thích lắm, dùng lại nhìn chằm chằm không chịu đi.
93 Dương Vu Úy dời nhà tới ở cạnh sông Tứ Thủy, phòng học liền với cánh đồng rộng, ngoài tường có nhiều ngôi mộ cổ. Đêm nghe cành lá bạch dương rung ào ào như sóng dâng, khuya dậy thắp đèn ngồi, đang buồn bã bâng khuâng chợt nghe ngoài tường có tiếng người ngâm thơ rằng " Nguyên dạ thê phong khích đảo xuy, Lưu oanh nặc thảo phục triêm vi" (Hiu hắt đêm rằm gió lạnh qua, Lập lòe đom đóm đậu màn là), ngâm đi ngâm lại, âm thanh rất não nùng, Dương lắng tai nghe kỹ thấy dịu dàng như tiếng con gái, lấy làm ngờ vực.
94 Ngô Quân tự Thanh Am lúc trẻ đã nổi tiếng, quan Thái sử họ Cát đọc thấy văn bài thường khen ngợi, nhờ người quen mời tới nhà, thấy ngôn ngữ phong thái bèn nói "Chẳng lẽ có tài như Ngô sinh mà nghèo hèn mãi sao?".
95 Họ Từ ở đất Giao Châu (huyện Ngô Châu tỉnh Quảng Tây) vượt biển đi buôn, bị bão thổi bạt thuyền. Mở mắt thấy tới một xứ núi cao rừng rậm, cho rằng có người ở bèn buộc thuyền đem theo lương khô lên bờ.
96 Hình Đức người Trạch Châu (huyện Tấn Thành tỉnh Sơn Tây) là tay kiệt hiệt trong bọn lục lâm, có thể phát tên liên tiếp nhiều mũi, nổi tiếng là tuyệt kỹ, bình sinh phóng khoáng không để ý tới chuyện kiếm tiền, ra cửa mới nhìn lại túi.
97 Nhà họ Ngạc ở Nam Dương (tỉnh thành Hà Nam) bị hồ quấy phá, tiền bạc đồ dùng cứ bị lấy trộm, chửi mắng thì càng phá phách thêm. Ngạc có cháu ngoại là Cơ sinh, là kẻ danh sĩ, tính vốn không chịu bị ràng buộc, cứ đốt hương khấn khứa năn nỉ thay Ngạc nhưng hồ không nghe.
98 Tra Y Hoàng là người đất Chiết (tỉnh Chiết Giang), tiết Thanh minh đi chơi, vào uống rượu trong một ngôi chùa hoang. Thấy trước điện phật có cái chuông cổ to bằng hai cái lu, trên dưới đầy vết tay bụi bặm còn mới, lấy làm ngờ vực bò xuống xem thì bên trong có cái giỏ tre đựng khoảng tám thăng, không biết chứa vật gì.
99 Lưu Hải Thạch người huyện Bồ Đài (tỉnh Sơn Đông), tránh loạn tới ở Tân Châu (thuộc tỉnh Cát Lâm). Năm ấy mười bốn tuổi học cùng thầy với người học trò ở Tân Châu là Lưu Thương Khách, nhân chơi thân với nhau nên kết nghĩa anh em.
100 Nhà Quang lộc tự khanh Hàn Đại Thiên có người đầy tớ đêm ngủ ngoài hè, thấy trên lầu có ánh đèn như sao sáng. Không bao lâu ánh đèn lập lòe rơi xuống, tới đất thì biến thành con chó, hé mắt nhìn thấy nó đi vòng ra sau nhà.