41 Ông Phùng người huyện Quảng Bình (tỉnh Hà Bắc) có một con trai tên Tương Như, cha con cùng là Chư sinh. Ông Phùng tuổi gần sáu mươi, tính cứng cỏi mà vẫn nghèo.
42 Ông Trần Bảo Thược làm quan ở đạo Thanh Châu (tỉnh Sơn Đông) là người đất Mân (tỉnh Phúc Kiến) đêm ngồi một mình, có cô gái vén rèm bước vào. Nhìn ra thì không quen mà rất đẹp, tay áo dài như lối trong cung cười nói "Đêm thanh ngồi một mình không buồn à?".
43 Trương Ư Đán người huyện Chiêu Viễn (tỉnh Sơn Đông) tính ngang tàng không chịu bị trói buộc, tới học ở chùa Tiêu. Lúc ấy quan Tri huyện là ông Lỗ người Tam Hàn (vùng đất phía nam Triều Tiên) có cô con gái thích đi săn, sinh tình cờ gặp nàng ngoài đồng, thấy phong tư lộng lẫy, mặc áo lông điêu gấm, cưỡi con ngựa câu nhỏ, xinh đẹp như tranh vẽ, trở về nhớ nhung, băn khoăn tơ tưởng.
44 Hàn sinh là con nhà thế gia, tính hiếu khách, có họ Từ cùng thôn thường tới uống rượu. Một lần đang họp mặt thì ngoài cổng có đạo sĩ tới ăn xin, người nhà cho tiền gạo đều không lấy cũng không đi, chúng tức giận bỏ vào không nhìn tới nữa.
45 Vùng Trục Lệ (tỉnh Hà Bắc) có nhà giàu muốn đón thầy dạy học, chợt có vị Tú tài tới cửa tự giới thiệu. Chủ nhân mời vào, thấy ngôn ngữ hào sảng, quý mến như bạn lâu ngày.
46 Tuần phủ Hồ Nam là ông Mỗ sai quan Châu tá áp tải sáu mươi vạn tiền lương về kinh. Giữa đường gặp mưa, trời tối lỡ đường không có chỗ ngủ, thấy xa xa có một ngôi chùa cổ bèn tới đó nghỉ lại.
47 Chân Dục Sinh người Di Lăng đất Sở (vùng Hồ Nam, Hồ Bắc) là con một Cử nhân, học giỏi đẹp trai, hai mươi tuổi đã nổi tiếng. Lúc còn nhỏ có thầy tướng đoán "Về sau sẽ lấy vợ là đạo cô”, cha mẹ đều cười nhưng bàn tới việc hôn nhân của sinh thì khổ nỗi cứ kén chọn mãi không xong.
48 Trong hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam) thường có việc thủy thần mượn thuyền, thuyền mà trống thì dây buộc chợt tự tháo ra, lững lờ trôi đi. Chỉ nghe trên không trung có tiếng đàn sáo trỗi lên, những người chèo thuyền quỳ mọp trong một góc không dám ngẩng nhìn, để mặc thuyền tự trôi, xong lại dạt vào chỗ cũ.
49 Ngư Dung người Hồ Nam, người kể chuyện quên mất quận huyện. Nhà nghèo đi thi bị trượt trở về, dọc đường hết sạch tiền nhưng xấu hổ không dám ăn xin, đói quá vào tạm nghỉ trong miếu Ngô Vương*, bi phẫn khấn vái trước án thờ rồi ra nằm ở hành lang.
50 Nhạc Trọng người Tây An (tỉnh thành Thiểm Tây), cha chết lúc mẹ còn mang thai, sau mới sinh Trọng. Mẹ chuộng đạo Phật, không ăn mặn uống rượu. Trọng lớn lên thích uống rượu, ưa ăn nhậu, trong lòng thầm cho là mẹ không phải, cứ đem các thức béo ngon dâng mẹ, nhưng mẹ đều nhổ ra.
51 Cung Hạ Thanh núi Lao có cây nại đông cao hai trượng, to mấy mươi chét tay và cây mẫu đơn cao hơn trượng, khi trổ hoa thì rực rỡ như gấm. Hoàng sinh người Mục Châu (tỉnh Sơn Đông) làm nhà ở đó đọc sách.
52 Hề Thành Liệt là sĩ nhân ở Thành Đô (tỉnh thành Tứ Xuyên), có một vợ một thiếp, người thiếp họ Hà, tiểu tự là Chiêu Dung. Vợ chết sớm, Hề lấy vợ kế họ Thân nhưng không tử tế được với nhau, ngược đãi Hà làm khổ lây cả Hề, cả ngày cãi vã ầm ĩ không sao sống nổi, Hề tức giận bỏ đi.
53 Hình Vân Phi người phủ Thuận Thiên thích đá, thấy đá đẹp là mua ngay không tiếc tiền. Tình cờ đánh cá ở sông thấy có vật vướng vào lưới, lặn xuống gở thì được tảng đá bề ngang khoảng một thước, bốn mặt lóng lánh lởm chởm như núi non rất đẹp, mừng như được ngọc báu, lấy gỗ đàn hương tía chạm thành cái đế bày trên bàn.
54 Ông họ Tăng là người đất Côn Dương (huyện Diệp tỉnh Hà Nam) là con nhà thế gia cũ. Lúc ông chết còn chưa chôn, hai mắt ứa lệ giàn giụa, nhưng có sáu người con mà không ai hiểu vì sao.
55 Công tử Mỗ ở đất Gia Bình phong tư tuấn tú, năm mười bảy mười tám tuổi lên quận thi khoa Đồng tử, tình cờ đi ngang kỹ viện nhà họ Hứa. Ngoài cổng có một cô gái đẹp, công tử nhìn chằm chằm, nàng mỉm cười gật đầu, công tử vui vẻ tới gần trò chuyện.
56 Cung sinh người Dận Châu (tỉnh Tứ Xuyên) lên Tây An (tỉnh Thiểm Tây) dự thi, nghỉ lại ở quán gọi rượu uống một mình. Chợt có một người đàn ông to lớn bước vào, ngồi xuống cùng trò chuyện, sinh nâng chén mời.
57 Tướng quốc họ Mao* ở huyện Dịch (tỉnh Sơn Đông) lúc nhỏ nhà nghèo, cha phải đi chăn trâu cho người ta. Lúc ấy nhà thế tộc họ Trương trong huyện có khu mộ ở sườn núi phía đông, có người đi qua nghe trong phần mộ có tiếng quát tháo "Các ngươi phải đi ngay, không được ở lâu trong ngôi đất của quý nhân".
58 Sư Thể Không kể lúc ở phủ Thanh Châu (tỉnh Sơn Đông) gặp hai nhà sư Tây Vực trạng mạo cổ quái, tai đeo vòng, mặc áo vàng, râu tóc xoăn tít, nói là ở Tây Vực tới, nghe quan Thái thú chuộng đạo Phật nên tới yết kiến.
59 Tư giám Lý Vĩnh Niên là Cử nhân, ngày hai mươi tám tháng chín năm Khang Hy thứ 4 (1665) đánh vợ là Lý thị chết, địa phương báo lên quan, quan trên sức về cho huyện tra xét.
60 Phiên vương Ngô Tam Quế lúc chưa làm phản* thường ra lệnh cho tướng sĩ rằng ai một mình tay không bắt sống được cọp sẽ được cấp bổng hạng nhất, tặng danh hiệu Đả hổ tướng.