1 Mở đầu Cô tôi, cô Mạnh Thư Quyên cứ mải miết tìm một người. Nói chính xác là cô tôi tìm một người đàn bà. Tìm mãi tìm mãi, cô mỗi ngày một già đi, quên cả chuyện chồng con.
2 Buổi lễ sớm, tiếng súng rộ lên, hình như đâu đó lại nổ ra trận chiến, tiếng súng dồn dập gấp gáp. Trưa, Fabbi đi khu an toàn lấy lương thực trở về nhà thờ, không có lương thực đem về, chỉ có tin xấu.
3 Tối đến, ánh lửa càng sáng hơn, sáng đến mức các bé gái không thể ngủ được, bên cạnh Thư Quyên là Từ Tiểu Ngu, cha của Tiểu Ngu là một trong các phú ông lớn nhất của Giang Nam.
4 Sáng hôm sau, đám đàn bà dưới hầm im phăng phắc. George Trần đưa cháo đến gọi họ không tỉnh dậy, đến một giờ chiều, họ lục tục lên nhà bếp hỏi tại sao không cho họ ăn.
5 Từ sáng sớm ngày 13 tháng 12 năm 1937, nhà thờ Wilson trên thực tế đã mất đi tính trung lập. Cô Thư Quyên của tôi cùng mười lăm nữ sinh không hề nghĩ rằng khi linh mục Engman đã đón các cô từ bến sông về nhà thờ, trong khi các cô mệt rũ người lăn ra ngủ li bì thì một người lính Trung Quốc đã lén trèo qua tường và trốn trong ngôi mộ của nhà thờ.
6 Bữa cơm chiều, Đậu Hoàn bước vào phòng ăn. Cô ta cũng biết mình chẳng ra gì, rất không biết điều, đôi giày hoa bước trên sàn gỗ cũ kĩ, cô cười toe toét: “Có súp kia à!” Các cô bé nhìn ả, họ tin rằng ánh mắt ấy có thể ngăn chặn con người mặt dày nhất trên đời.
7 Bọn trẻ đã lên giường, nghe lời gọi, các cô bé mò mẫm trong bóng tối mặc quần áo rất nhanh đi xuống thang gác. Vào đến sảnh lớn, các cô trông thấy Fabbi ngồi trước đàn phong cầm(9), Engman mặc chiếc áo choàng chủ trì lễ tang.
8 Viên thượng sĩ tên là Lý Toàn Hữu, cậu lính trẻ con tên là Vương Phố Sinh, đó là điều mà cô Mạnh Thư Quyên của tôi và các bạn biết được ngay hôm sau. Cậu lính nhỏ mới có một tháng tuổi quân, từ ruộng khoai trước nhà đến thẳng trại quân, mặc vào người bộ quần áo lính.
9 Sớm tinh mơ A Cố đi gánh nước, đến khi trời sáng vẫn chưa thấy về. Fabbi Atonado xuống hầm hỏi Trương Ngọc Mặc có nói cho A Cố biết đường đến hồ nước không.
10 Hơn chín giờ tối, linh mục Engman chầm chậm đứng dậy trong lầu An Lạc, nơi ông đọc sách. Mấy ngày nhịn ăn đã làm ông yếu đi. Ông đứng lên rất chậm để cho máu đủ thời gian đưa lên não tránh bị hôn mê.
11 Cô Thư Quyên của tôi và các bạn chẳng hiểu bên ngoài đã xảy ra chuyện gì. Các cô chỉ nghe thấy tiếng quát của Engman: “Không được nói chuyện, không được ra ngoài.
12 Buổi sáng, những người đàn bà trong căn hầm tỉnh dậy, phát hiện vắng Đậu Hoàn. George Trần nói lúc mờ sáng, anh ta dậy đun nước thấy Đậu Hoàn say bí tỉ đi lang thang ở sân.
13 Linh mục Engman vẫn còn đọc sách trong phòng đọc, bây giờ ông đứng dậy đi xuống gác, đến gian hầm, ông nói vào lỗ thông hơi: “Không sao đâu, tôi và cha Fabbi sẽ ứng phó được với họ, nhất thiết không được nói gì.
14 Sáu giờ sáng ngày 20 tháng 12 năm 1937, hai vị linh mục dẫn đầu 13 nữ sinh tiễn đưa ba người lính, các cô bé hát khúc cầu siêu bằng giọng trầm trầm. Cô Thư Quyên của tôi đứng ở hàng đầu.
15 Hai giờ chiều, linh mục Engman đi bộ từ khu an toàn về đến nơi. Ông lôi ra từ trong áo choàng năm sáu cân gạo. Fabbi nấu cháo chín rồi gọi mọi người đến phòng ăn.
16 Khi linh mục Engman nói với viên sĩ quan Nhật rằng các em cần tắm gội chải chuốt để đi dự hội, Thư Quyên và các bạn giương mắt lên nghe. Linh mục lẩn thẩn rồi sao? Không phải ông đã kể cho các cô nghe kết cục của Đậu Hoàn hay sao? Ông lại muốn từng người từng người trong các cô chịu cực hình như Đậu Hoàn hay sao? Sự việc mà người đàn ông dùng để hủy diệt đàn bà nó như thế nào? Làm sao dùng nó để tàn phá những Sô-phi, Thư Quyên thành Hồng Lăng, Ngọc Mặc, Na Ni, cuối cùng là tấm thân tan nát như Đậu Hoàn, các cô bé đã hiểu và chính vì hiểu mà cuộc hủy diệt sắp tới đây càng trở nên khủng khiếp.
17 Tại phiên tòa quốc tế xét xử tội phạm, cô Mạnh Thư Quyên của tôi cho rằng cô đã gặp người đàn bà khuôn mặt hoàn toàn khác nhưng vóc dáng không hề thay đổi, người đó đúng là Triệu Ngọc Mặc.