Huyền Lam mang vẻ mặt cực kỳ nghiêm trọng xách Thiên Âm và Thiên Tuyết đến trước mặt Lưu Cẩn ở điện Thái A, Huyền Lam đau khổ vỗ ngực dậm chân tự kể lại cho Lưu Cẩn nghe một hồi, thậm chí sau đó còn phân tích tính tình của Thiên Âm, hơn nữa cũng hiểu rõ nguyên nhân hậu quả, sau cùng Huyền Lam rút ra một kết luận: Tuy Thiên Âm là thần thể, nhưng cũng là một thần thể ngang bướng như cục đá.
Muốn mài dũa, sợ là phải tốn một phen khổ cực.
Ngược lại, Lưu Cẩn không quan tâm.
Con nít mà, đứa nào không hoạt bát hiếu động? Đứa nào không có lúc nghịch ngợm phá phách chứ?
Nhớ ngày xưa chỉ một mình Lưu Quang , đã từng chống lại mấy nghìn người trên Thái A tiên sơn, quậy Thái A đến long trời lở đất thì việc Thiên Âm ăn một con tiên hạc hôm nay sao có thể nghiêm trọng bằng.
Quả là tiểu vu gặp đại vu *, không đáng nhắc tới!
[*Tiểu vu kiến đại vu (小巫见大巫) – một câu thành ngữ Trung Quốc.
Chữ "Vu" ở đây là chỉ người thời xưa chuyên coi việc tế thần là nghề nghiệp để lừa gạt tiền của. Ý câu thành ngữ này là chỉ thầy phù thủy nhỏ gặp thầy phù thủ lớn, tài năng của hai bên khác nhau một trời một vực.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Tam quốc chí- Ngô thư-truyện Trương Hồng".
Thời Tam Quốc có một đôi bạn rất thân nhau, một ngươi làm quan ở nước Ngụy tên là Trần Lâm, còn một người làm mưu sĩ cho Tôn Quyền ở Đông