61 Đang chuẩn bị đánh Bình Xuyên một trận quyết định, Diệm nhận được điện của Bảo Đại gọi trình diện tại Cannes ngày 9-5. Đồng thời tính báo của nhà Ngô cũng báo cho Diệm biết là Bảo Đại còn gửi một bức điện chỉ định tướng Nguyễn Văn Sỹ giữ chức Tổng tư lệnh quân đội.
62 Sáu Hoàng, bí danh của đồng chí Cao Đăng Chiếm - theo sát các mâu thuẫn và xung đột giữa bọn Mỹ-Diệm và các giáo phái. Một trong những cán bộ đắc lực của ông là Năm Yên.
63 Trịnh Minh Thế ngồi xe Jeep đậu dưới dốc cầu Tân Thuận chỉ huy quân đội Cao Đài Liên Minh vượt cầu đánh quân Bình Xuyên đang xuống xà-lan rút ra Rừng Sác.
64 Bảy Khánh và Chín Đạo từ Sài Gòn lên Long Thành, mỗi người đi một ngả. Bảy Khánh đi lộ 15 còn Chín Đạo theo ngả Nhơn Trạch. Điểm hẹn là Phước Thọ. Tại đây đồng chí Phô, nguyên bí thư Long Thành, đã bố trí xuồng ghe đưa hai anh đến nơi hẹn với Bảy Viễn cùng bộ tham mưu.
65 Sau khi đập tan Bình Xuyên, đại tá Dương Văn Minh được vinh thăng thiếu tướng. Lễ tấn phong tổ chức trọng thể tại bến Bạch Đằng có diễu binh rầm rộ. Đẩy lùi được Bình Xuyên ra Rừng Sác, bờ cõi phía Đông tạm yên, lại được các cố vấn Hoa Kỳ hết sức cổ vũ, anh em Diệm-Nhu chuẩn bị đại binh quyết đập tan Hòa Hảo, thu tóm giang sơn vào một mối.
66 Tháng 9/55 nhân lúc Diệm tập trung lực lượng đánh Hòa Hảo ở miền Tây, vòng vây Rừng Sác có phần lỏng lẽo. Bảy Môn đề nghị với Bảy Viễn: - Nhơn dịp này ta nên rút về Phú Mỹ, chớ ở đây hoài thế nào cũng bị tiêu diệt.
67 Trên chuyến xe đò Rách Giá-Sài Gòn có một hành khách mặc bộ đồ bà ba trắng, vải Xiêm mới cắt chỉ, còn những đường vạch phấn xanh của thợ may, cổ quấn khăn rằn, vẻ nông dân; nhưng nếu tinh ý bọn an ninh thường trực ở bến xe có thể nhận ra chân tướng của hành khách này.
68 Thi hành hiệp định Genève, ngày 22 tháng 9, cán bộ và bộ đội miền Đông rút về Xuyên Mộc để ra Vũng Tàu tập kết ra Bắc trên các tàu của Pháp. Tổng số lên đến 16.
69 Bảy Môn, Ba Thu, Quốc Đăng vượt vòng vây đưa tiểu đoàn 3 về tới Phú Mỹ, vừa ổn định đội ngũ là cho liên trở về Rừng Sác đưa tiểu đoàn 2 của Mười Lực và Năm Chảng ra khu.
70 Ngày bộ tham mưu Bình Xuyên của Bảy Viễn ra đảo là một ngày lịch sử đối với vùng đất lạc lõng giữa biển khơi. Lâu lắm mới có một đoàn tù đông đảo và quan trọng như vậy.
71 Bảy Rô bị bắt trong nhóm binh vận gồm có ba người vào năm 58. Địch đưa nhóm anh đi khắp nơi, Chí Hòa, Gia Định, Thủ Đức, Phú Lợi trước khi đưa ra Côn Đảo.
72 Nghe miền Nam đồng khởi năm 60 ở Đồng Tháp, Bến Tre, Tây Ninh, Biên Hòa, Hai Vĩnh nôn nóng xin về Nam chiến đấu nhưng mãi đến đầu năm 63 anh mới được chính thức đi B cùng với phái đoàn quân sự.
73 Các hoạt động của quân giải phóng áp sát Sài Gòn khiến Diệm, Nhu lo lắng. Còn Mỹ thì thấy đã đến lúc phải thay ngựa giữa dòng. Ngày1-11-63, chế độ Diệm Nhu đổ.
74 Vấn đề giáo phái không đơn giản như Mỹ nghĩ. Bình Xuyên "bạo phát bạo tàn" còn Cao Đài và Hòa Hảo đến nay vẫn còn là hai điểm nóng của thời sự miền Nam.