21 Ông đã sớm gia nhập Hội Nhà văn, ông từng có một người bạn cũng rất yêu văn học, người ấy thích viết những thứ “chổi cùn rế rách” (nói đến đây, Chung Sênh cười ha hả, và còn đưa ra vài ví dụ), nhưng có một lần người ấy viết một bài toàn là cổ văn[1], đại ý là phê bình chốn quan trường và nền chính trị của một triều đại X, rất sắc sảo chuyên nghiệp.
22 Cái địa điểm hết sức an toàn kia cũng được sách ghi chép, nhưng phải có đủ hai quyển thượng và hạ kết hợp lại thì mới giải mã được. Còn phương pháp là gì thì người xưa không dặn dò, chỉ nói rằng phải tìm được một người có trí tuệ lớn thì mới hiểu được bí mật trong đó.
23 Mông Nhân về quê nhà ở Đông Bắc tổ chức lễ mừng thọ cho cha. Anh xin nghỉ phép một tháng. Kể từ hôm Mông Nhân rời thành phố, tôi bắt đầu cảm thấy buồn tẻ bâng khuâng.
24 Nghe ông Chung Sênh kể chuyện này xong, tôi ngỏ ý muốn được xem cuốn gia bản đó. Ông nói cuốn gia bản đã bị một nhà sưu tầm người Đài Loan mua lại; trước đó, một người bạn ông ta vô tình mua được từ một sạp bán sách bày vỉa hè ở một thị trấn nhỏ.
25 Trần Trọng đi rồi, tôi vừa tắm vừa nghĩ về câu chuyện vừa nãy anh kể. Tôi cho rằng có lẽ anh vẫn chưa kể hết. Anh có nhiều nghi vấn, nhưng nghi vấn lớn nhất anh vẫn chưa nói ra, đó là: tại sao kỹ thuật viên hóa trang có thể hóa trang một cái xác chết giống hệt như mình? Kỹ thuật viên hóa trang dù tài tình đến mấy cũng không thể làm nổi chuyện đó.
26 Thạch Bình Nhi đi rồi, tôi đóng cửa lại, sau đó bước ra ban công, nhìn thấy Thạch Bình Nhi ra khỏi khu chung cư rồi lên tắc-xi. Tôi lại quay vào cầm di động lên gọi cho lão Phó: “Này ông bạn, tôi bật máy rất lâu như thế, cậu phải chi tiền điện thoại cho tôi nghe chưa?” Nhưng, chỉ nghe thấy tiếng ngáy vang như sấm của lão Phó.
27 Tôi sốt ruột chờ đợi Trần Trọng nhưng anh không đến ngay. Tôi đang nghĩ, bảo lão Phó gọi Mễ Đâu đến, bảo anh ta đi tìm cô ấy để cho tâm trạng anh được khá hơn.
28 Lão Phó nói, lần trước đến nhà Chung Sênh nghe ông ta nói về chuyện “dịch dung”, biết đâu, ông ta đã phát hiện ra phương pháp dịch dung từ cuốn “gia bản” kia, và cuốn sách ấy còn chứa những bí mật khác nữa, nhưng ông ta không nói hết cho chúng tôi biết và còn định dùng các thủ đoạn khác để nắm được các kỹ thuật, cho nên ông ta phải đóng giả Mông Nhân (ông ta cũng đã biết chuyện Mông Nhân đang về quê).
29 Lão Phó muốn cậu ta và tôi cùng ngồi nhà chờ điện thoại, nhưng vì không thể liên lạc với Mễ Đâu, cậu ta cuống lên, bèn bỏ mặc tôi ở nhà rồi chạy đi tìm Mễ Đâu.
30 Thạch Bình Nhi nằm lên đi-văng, miệng không ngớt lẩm bẩm: “Báo cảnh sát đi. . . báo cảnh sát. . . ” Cả ba chúng tôi gật dầu, rồi lại lắc đầu. Nghĩ rằng, Thạch Bình Nhi đang ở tình trạng này thì phải đưa đi viện đã, chuyện gì xảy ra trước đó, để sau hãy hay.
31 Gã quái dị kia đã sắp đặt sẵn sàng: khi Thạch Bình Nhi ra về, cô đi đến bãi đỗ xe ở trong khu chung cư, nhìn thấy một chiếc xe bảy chỗ ngồi, dùng chìa khóa mà gã đã đưa cho để mở cửa lên xe.
32 Mông Nhân đưa ra ý kiến phải lên gác xem sao, nhưng Trần Trọng phản đối, nói rằng lúc này cần bảo vệ hiện trường không được tùy tiện ra vào. Mông Nhân bèn hỏi có bao nhiêu chỗ bị tưới acide? Trần Trọng nói tất cả mọi thứ trong nhà đều bị tưới acide, ngoại trừ tường và mái nhà.
33 “Lúc đầu tao còn lo rằng vẫn là một trò nhưng diễn lần thứ hai trước mặt mày, mày sẽ nhanh chóng nhận ra ngay. Nhưng không ngờ mày ngu như vậy. Tao đã bịa ra một câu chuyện giời ơi, là có thể thu phục được chúng mày!” Gã Mông Nhân giả vẫn nói với chúng tôi bằng giọng của Thạch Bình Nhi.
34 Trương Ái Dân ngồi xổm ở một góc tường, mép đang rỉ máu, nhưng tay hắn vẫn cầm chặt con dao. Hắn nói bằng giọng của mình: “Thực ra mày là ai?”
Thạch Bình Nhi thản nhiên đáp: “Điều này ngươi không cần biết.
35 Về cuốn sách viết về dịch dung, Thạch Bình Nhi nói rằng cô đã thông qua một phương thức X, cung cấp cho Trương Ái Dân; từ đó dụ Trương Ái Dân đi tìm một nhân vật là tổ tiên của Lý Cường, vị này là người sành sỏi môn nghệ thuật dịch dung (Thế hệ trước của Lý Cường lại có người biết về dịch dung, là điều mà chúng tôi không ngờ).
36 Thù… với ý nghĩa thật sự của nó, “thù” thậm chí còn nặng hơn cả mối thù giết cha, mối hận cướp vợ. Dù ta nhìn thấy, nghe thấy trong cuộc sống thực tế, hay nhìn thấy trong phim ảnh, phim truyền hình, thông thường là người cần báo thù phải giết người, nhưng đôi khi không những không thể báo thù mà chính người ấy lại bị mất mạng, sau đó mối thù ấy sẽ được truyền lại cho bạn hoặc người thân tiếp nhận, giống như ý của câu “báo thù nhau mãi đến đời nào mới hết”.
37 Tôi và Mông Nhân chưa kịp phản ứng ra sao, thì Lỗ Sam lại nói tiếp: “Nhưng tôi lại không xác định được có phải người ấy bị tôi giết hay không. Thật là nực cười, phải không?”
Sau đó Lỗ Sam bắt đầu kể chuyện về mình.
38 “Ảnh nào?” Lỗ Sam hỏi lại.
Trương Kha mở ví lấy ra một tấm ảnh đặt xuống trước mặt Lỗ Sam, và im lặng không bảo sao. Lỗ Sam đã lường trước Trương Kha sẽ đưa tấm ảnh ra, bèn cầm ảnh lên giả vờ nhìn một lúc lâu, sau đó anh bỗng đứng dậy hỏi Trương Kha: “Anh là ai?”
Trương Kha bình tĩnh đáp: “Tôi là chồng của Lý Phương, chúng tôi mới đi đăng ký kết hôn cách đây nửa tháng, hiện đã là vợ chồng hợp pháp.
39 Câu chuyện này có quá nhiều dấu hỏi, tôi và Mông Nhân mới chỉ biết về ba người là Lỗ Sam, Trương Kha và Lý Phương. Theo Lỗ Sam nói, thì cả ba đều là người mang nguồn lây nhiễm bệnh AIDS.
40 Thuyền Sơn là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố J, vì quả núi này trông giống hình một con thuyền, nên nó được đặt tên như vậy. Thuyền Sơn là nơi hiếm có trong toàn quốc song song tồn tại cả Phật giáo lẫn Đạo giáo.