21 Quay trở lại không kịp, Ái Lan liền rẽ vào một con đường mòn băng qua bãi cỏ xén, lắp sau rặng cây vông vang hoa vàng. Không phải là em sợ hãi gì hai cô gái điêu ngoa kia, nhưng em biết chắc rằng nếu đi qua mặt, thế nào họ cũng lên tiếng nói cạnh khóe, lỡ không kềm chế được tức giận em cũng to tiếng nói lại thêm phiền phức ra, trong lúc đầu óc em còn lo làm những việc có ích hơn.
22 Nhiều giây phút nặng nề qua đi, Ái Lan vẫn lặng lẽ trầm tư trên ghế đá. Đột nhiên em đập đập hai bàn chân lên nền cỏ mịn, reo khẽ : - À, ừ nhỉ ! Có thế mà mình nghĩ mãi không ra ! Phải rồi ! Ngoài Mỹ Ngọc, Mỹ Liên ra, cụ Doanh còn nhiều người bà con họ hàng gần lắm kia mà ! Ờ, đúng rồi, còn nhớ bữa trước ba cũng có nói là một số người này cũng đang định làm đơn đệ lên Tòa khiếu nại đòi quyền hưởng một phần gia tài mà.
23 - Trời ! Vậy thì thích quá ! Ba giỏi quá và ba tốt quá đi ba à ! Ái Lan vừa nói vừa giật giật hai bàn tay luật sư Minh rồi quay người lao vút ra cửa. Chân vừa mới đặt lên bậc cửa, em đã ngừng lại, xây mặt ngó cha : - Chắc con sẽ về trễ đó nghe, ba ! - Và giọng em hớn hở, nhăn nhăn cái sống mũi, - Con cảm thấy có hy vọng sẽ vớ được một cái gì, sau đó có trớn rồi con sẽ tiến mạnh cho ba coi ! Dứt lời, bóng em lao ra ngoài trong khi cánh cửa văn phòng luật sư Minh từ từ khép lại.
24 Mỹ Liên reo lên : - Sao ! Ái Lan đã có tin tức gì về cái đó rồi hả ? Và tụi tôi sắp sửa có tiền của bác Doanh tiêu đến nơi rồi ! Sướng quá ! - Chưa đâu Mỹ Liên ạ ! Mãi tới nay cũng chưa được một tia sáng nào về vụ này hết ! Nét mặt Mỹ Liên sịu ngay xuống khi nghe giọng nói buồn buồn của Ái Lan.
25 Mỹ Ngọc tiếp lời em : - Còn hai người cháu trai kêu bác Doanh bằng cậu ruột nữa ! Hai Lân và Ba Mẫn, hai anh em ruột, hiện đang khai thác một sở trồng cà phê và trà trên con đường này, cũng lối đi ra Phi Nôm, cách đây chừng hơn năm cây số thôi, dễ kiếm lắm em à ! Nội vùng này ai cũng đinh ninh là hai bác Lân, Mẫn thế nào cũng được hưởng di sản của bác Doanh ngay sau khi bác nằm xuống kia đấy ! Đôi mắt Ái Lan sáng lên : - Chị nhớ chắc chỗ ở của hai bác này đấy chứ ? - Chắc mà em ! Cứ quay xe đi trở ngược lại phía Phi Nôm, cách đây khoảng năm, sáu cây số, bên tay mặt nghe, Ái Lan ! Ái Lan đứng lên : - Vậy là tiện quá ! Em ghé tìm hai bác Lân, Mẫn xong, đến nhà hai bà Ba Thìn, Tư Mậu tại Phi Nôm ! - Rồi liếc nhìn đồng hồ tay - Chà ! Bốn giờ chiều rồi này hai chị ! Thôi em đi, nghe ! Chợt Mỹ Liên quay lại ngó Mỹ Ngọc : - Ấy chị Ngọc ! Sao chị không nói cho Ái Lan biết còn bà Sáu Riệm nữa ? Theo em thì bà Sáu có lẽ lại biết rõ về bác Doanh hơn ai hết đó ! Mỹ Ngọc giật mình : - À ừ ! Đúng vậy đó Ái Lan ! Chị quên bẵng đi mất bà cụ Sáu Riệm nữa ! Ái Lan ! Nhất định là em phải tìm đến hỏi bà cụ này cho bằng được đó nghe ! Vì chính bà Sáu đã đích tay săn sóc bác Doanh như một người chị cả săn sóc em út sau cái tang vợ đau buồn bị ngã bệnh trầm trọng.
26 cậu để nhằm trục lợi về sau. Cho nên lúc nào tôi cũng tin rằng cậu tôi sẽ không thí cho nhà Phàm một đồng xu nhỏ. - Hay là cụ Doanh đã quên bẵng mất việc viết tờ di chúc mới ? Ông Lân mỉm cười lắc đầu : - Không đâu cô ạ ! Tính tình cậu tôi, tôi biết rõ lắm mà ! Nhiều người không hiểu tưởng là ông cụ lẩn thẩn ! Điều đó có thể lắm, nhưng đối với những cái nhỏ nhoi không đáng kể kia ! Chớ còn vấn đề tiền bạc, của cải hay là làm ăn to lớn thì không ai kỹ bằng ông cụ đâu, cô ! Tôi và chú Mẫn nhà tôi, hai anh em tin chắc là cậu tôi đã lập tờ di chúc thứ hai đó rồi, nhưng cất giấu một chỗ nào đó kỹ quá đến nỗi không ai tìm ra nỗi đó cô ! - Riêng ông thì ông có ý kiến gì hoặc phỏng đoán là ông cụ đã cất nó ở đâu không ? Ông Lân cười buồn : - Chịu chết cô ạ ! - Tia mắt ông bỗng lại lóe lên một ánh vui tươi, - Nhưng anh em tôi sẽ treo một giải thưởng rất lớn cho bất cứ ai tìm ra được.
27 Nước trong siêu sôi réo như tiếng reo vui. Ái Lan nhanh nhẹn cắt bánh mì, quệt mứt dâu, bưng lên cho người ốm. Và em vui mừng khi thấy bà cụ Sáu Riệm ăn bánh uống nước ngon lành.
28 - Nhiều đêm nằm suy nghĩ mãi mà không nhớ ra được chứ ! Ái Lan có cảm giác là kết quả vinh quang vừa sán gần đến tầm tay, lại bỗng vuột bay đi mất hút.
29 dùng để lên giây thiều và bộ máy đầy bánh xe lớn nhỏ, không thấy cái gì khác lạ nữa. Treo trả lên vách xong, Ái Lan trở lại ngồi bên cụ Sáu. Một lúc sau, em mới hỏi : - Khi cụ Doanh nói với cụ Sáu những điều vừa rồi, thì ông cụ ở trại cam hay đã lên Đà Lạt rồi ? - Hồi đó chú ấy đã ở với gia đình Phàm rồi chớ ! Nhưng cũng chưa được lâu nhiều.
30 - Ấy ! Không được đâu, Ái Lan ! Mình phải đi liền bây giờ kẻo trễ đây này ! Khổ ghê ! Mình đang phải đi bán vé số giúp bão lụt miền Trung này, Ái Lan ! - Bán được khá chưa ? Diễm Anh thở ra một hơi dài : - Mười lăm tấm, chạy tóe khói, bở hơi tai ra mà vẫn còn sáu cái đây này ! - Thôi được ! Để mình mua giùm hai tấm ! Diễm Anh vui mừng : - Thế thì hay quá ! Bực quá đi Ái Lan ! Ngày mai đây mình lại đi cắm trại ở Prenn mới kẹt chứ ! Mà giờ đây còn chưa bán hết thì làm sao đi ! Ái Lan ngạc nhiên, nhìn bạn : - Đi thác Prenn cắm trại ? Ngon quá ta ? Ở đâu tổ chức vậy ? Và Diễm Anh đi với ai ? - Trường Thánh Tâm, con nhỏ Huyền em họ mình học đó mà.
31 nuôi cá, góc nào cũng có ghế đá, tượng đá, voi sành nhan nhản khắp nơi, không theo hàng lối hay góc độ kỷ hà gì hết. Những tác phẩm mỹ thuật ấy, đem lại thoải mái cho trí óc và làm vui mắt đâu chẳng thấy, trái lại, chỉ tổ làm vướng lối đi và chướng ngại cho việc nhìn ngắm hoa cỏ thiên nhiên tươi đẹp rực rỡ trong vườn.
32 Dáng điệu ngập ngừng do dự, luống cuống của bà nhà giàu trông thật thảm hại. Bà mà từ chối không mua thì ngại làm phật lòng cô khách quý nhưng nếu mua thì lại phải mở két tiêu tiền, một điều bà rất ngại, vì thói tật cố hữu của bà và cả gia đình vốn là.
33 Mấy phút sau, em đành lên tiếng : - Xin phép ông bà ! Và cố gắng làm cho giọng nói thật tự nhiên, - À, dạ thưa. . . bây giờ mấy giờ rồi ạ ? Bích Mai giọng mỉa mai châm biếm : - Trời ! Đồng hồ ngay trước mắt đó kìa ! Ái Lan cười : - À, vâng ! Tôi sơ ý quá ! Rồi đưa mắt lên chiếc đồng hồ treo trên tường mà em đã thấy từ lúc mới bước vào, làm ra vẻ như mới nhìn lần thứ nhất, và quay lại ngó bà Phạm Văn Phàm : - A, dạ thưa đây có phải là cái đồng hồ cổ của cụ Doanh không ạ ? Tôi thích sưu tầm đồ cổ các loại lắm, thưa bà ! Bà Phàm giọng khinh bạc : - Không, không phải ! Cái này đâu phải đồng hồ của bác Doanh ! Cái bác để lại cũ mèm so với cái này, mười phần không được một ! Ái Lan khôn khéo lựa lời cố gợi cho bà chủ nhà nói thêm nữa về chuyện đồng hồ : - Thế à ! Vâng, kể thì lắm khi cũng khó mà lưu giữ các đồ vật kỷ niệm của người thân sao cho khỏi áy náy ! Trưng bày thì cũ kỹ khó coi, mà cất biến đi vào xó xỉnh nào đó thì lại không nở, vâng ! - Cô em nói đúng đấy ! Nhưng cái gì kia, chớ cái đồng hồ cũ rích của ông anh chúng tôi thì thiệt tình nhét xó là tốt nhất, cho nó gọn mắt ! Bích Mai phụ họa : - Úi chao ! Mẹ chất đống trong nhà kho những cái gì của bác Doanh mà tùm lum, mỗi lần phải vào lấy cái gì là ngại muốn chết luôn vậy đó ! Bà Phàm vẫn thao thao : - Bởi thế cho nên, mẹ đã bảo tụi nó đem cái đồng hồ cũ của bác cùng một lô bát đĩa cổ là những đồ dễ vỡ xuống biệt thự ở Prenn rồi còn đâu ! Trừ Ái Lan ra, chắc tất cả mọi người hiện diện trong phòng khách lúc bấy giờ không ai ngờ rằng câu nói vừa rồi đã có một giá trị như thế nào : nó đã cho Ái Lan một tin tức thật quý báu trong việc truy lùng tung tích cái đồng hồ cổ của cụ Phạm Tú Doanh.
34 - Trời đất ! Có vậy mà mình nghĩ không ra chứ ! Và trong cơn sửng sốt, em buông rơi cả đôi đũa xuống mâm kêu loảng xoảng. Luật sư Minh kinh ngạc trố mắt nhìn con gái : - Cái gì ? Sao vậy Ái Lan ? Con bảo không nghĩ ra cái gì chứ ? Ái Lan tươi cười nhìn cha, láu táu : - Con quên bẵng mất chuyện nhỏ Diễm Anh nói với con ngày hôm qua, hay lắm, ba ơi ! Ba biết không ? Lúc Diễm Anh gặp con là lúc nó sửa soạn đi cắm trại ở thác Prenn đó ba ! Ôi chà ! Thác Prenn, con đi hoài mà không thấy chán ba à ! Vậy sáng mai con xuống đó nghe ba ! Tối ngủ chung lều với Diễm Anh, tổ chức lửa trại vui lắm ba ơi ! - Ờ ! Ý kiến của con hay đó ! Xuống đấy ít ngày, tắm suối, thả bộ đi chơi nơi thoáng khí, ba thấy rằng không còn gì tốt hơn nữa.
35 - Không ! Chị không thể nhận của Ái Lan một xu nhỏ trước khi hoàn thành tấm áo đẹp của em. Biết rõ được cái tinh thần bảo trọng nhân cách của chị em Ngọc, Liên như thế nào rồi, Ái Lan không ép : - Vậy tuần sau em đến thử áo nghe ! Dứt lời, Ái Lan tươi cười từ giã hai chị em, ra xe, và tự nhủ : - Rồi ! Bây giờ thẳng đường quay về thác Prenn.
36 - Trời ơi ! Các "bồ" không biết mệt sao chớ ? Diễm Anh cười sằng sặc : - Biết chứ sao không ! Nhưng chỉ khi nào đặt mình lên ghế mới thấy mệt ! Ái Lan mới tới nên chưa quen đó.
37 bác bị bộ máy hơi tồi đấy. Cẩn thận kẻo bị liệt máy giữa hồ là hết đường vào bờ được đó nghe ! Ái Lan hứa với bạn : - Yên trí đi Diễm Anh ! Mình sẽ cẩn thận đề phòng ! Không sao đâu ! Mặt trời lên cao đã tới hai con sào rồi.
38 - Rồi đó ! Mình đã làm hết sức rồi đó ! Thử một lần nữa coi ! Phen này mà không nổ được là thôi ạ, mình cũng xin hàng luôn ! Cả cái xuồng này đem mà bán lạc soong cho rồi ! Vừa ấn ngón tay vào nút nổ máy, một tràng tiếng phình phịch đã nổi lên đều đều, y như là bộ máy chưa hề bị liệt bao giờ.
39 Nhớ lại lúc ăn cơm tối hôm qua, Ái Lan đã có ý hỏi thăm Diễm Anh về con đường dẫn tới biệt thự, nhưng bạn em cũng chỉ biết lơ mơ không có gì rõ rệt đích xác cả.
40 Ái Lan lo lắng đưa mắt nhìn quanh, sực nhớ ngay là hiện tại em đang ở giữa một nơi vắng vẻ, rừng bãi quạnh hiu, khu nhà có người ở gần nhất cũng cách xa tới non mười cây số.