Mật Mã Maya Chương 04 - Part 01
Chương trước: Chương 03 - Part 03
Chương 4
Bàn cờ nằm giữa trang giấy, hai bên có hai hình vẽ. Một vị vua trong trang phục hậu duệ báo đốm ngồi bên trái, hai tay khoanh lại. Theo mẩu chú thích của Michael Weiner lơ lửng một cách khó chịu phía trên bức hình, ông ta có thể là một vị ahau có tên Chim Ruồi Có Nanh 9, trị vì từ năm 644 đến khoảng năm 666 tại một thành phố thuộc địa phận Alta Verapaz mà nhóm nghiên cứu của Weiner xác định là thành Ixnich’i-Sotz – hay theo cách gọi đơn giản của dân địa phương ngày nay là Ix. Dòng ký tự biểu tượng chạm khắc phía trên hình vẽ thứ hai ngồi ở góc tây nam bàn cờ, hướng mặt về tương lai, hình như là Ahau-Na Hun Koh, nghĩa là Công Nương Răng 1.
Nửa dưới mặt bên phải của bà ta được tô đen, bàn tay phải cũng vậy, và có lẽ do nhầm lẫn gì đó mà dường như bàn tay kia có tới bảy ngón. Trang phục bà ta vận có phần giống kiểu Teotihuacán, đô thị lớn nhất miền cao nguyên Mexico thời đó. Phía trên hình người là một hình vẽ con chim Muwan và một thanh ngang hình rắn hai đầu, phía dưới là một sinh vật mà các nhà nghiên cứu Maya gọi là quái vật Cauac – con vật hình dáng thô cứng, be be, nửa cóc nửa cá sấu, nằm ngoắc hàm, sẵn sàng nuốt gọn gàng toàn bộ bức tranh. Dãy ký tự chạm khắc trên cùng ghi rằng cuộc chơi này đã diễn ra vào ngày Chúa tể 9, Sum họp 13, 9.11.6.16.0, tức là ngày Thứ 5, 28 tháng bảy năm 659. Dãy ký tự thứ hai, nằm dưới cùng ghi lại ngày đầu tiên của lịch Mesoamerica. Dưới bức hình khắc mười ký tự sau:
Đây rõ ràng là một phần của một bản ghi chép cảnh báo sự kiện. Tức là danh sách mà trong đó một người giải đoán nào đó đã ghi lại những ngày tháng quan trọng, đi kèm ghi chú về những sự kiện thiên văn lớn, những sự kiện lịch sử và sự kiện tương lai giả thiết sẽ xảy ra vào ngày tháng đó. Một vài con số được viết với phần dấu quy ước bị biến đổi đi, những số khác lại được viết với những dấu chấm và gạch chú thích. Thời gian, chúng xuất hiện ở khắp nơi.
Hừm. Mặt khác, nếu chỉ nhìn vào các động từ, toàn bộ ghi chép này sẽ cho ta ấn tượng rằng đây là một bản ghi kết quả của một trận bóng hông – tương tự như “điểm” trong môn cờ vua. Đó là thuật ngữ chỉ cách tính điểm mà người Maya từng sử dụng trong các trận bóng nghi lễ của họ. Các bạn có thể hình dung đó là một môn thể thao lai giữa bóng ném, bóng chuyền và bóng đá, sử dụng một quả bóng đặc biệt bằng cao su to bằng quả bóng rổ và tâng nó lên chủ yếu bằng hông. Nhưng bất kể nó kỳ cục thế nào, nếu nó chỉ là một trong tám mươi trang của cuốn sách thì cuốn sách ấy hẳn phải chứa đựng vô vàn thông tin. Vấn đề khó khăn nhất đối với các nhà nghiên cứu văn tự chạm khắc Maya là có quá ít văn bản bằng chữ cổ tồn tại đến ngày nay. Vì có quá nhiều ký tự chỉ gồm duy nhất một hình đơn lẻ, ví dụ như…Chắc Marena vừa hỏi gì đó mà tôi không trả lời.
- Jed? – cô ta gọi.
- Hả? Xin lỗi. Tôi mải mê quá. Được xem thứ này với tôi là cả một sự kiện lớn đấy.
- Tôi gọi anh là Jed được không?
- Hở? ồ, được thôi. Đây là nước Mỹ mà, kể cả những người chưa từng gặp tôi cũng gọi tôi là Jed.
- Được lắm. vậy anh nghĩ sao?
- À, ừ…- tôi trả lời, - ừ, ngôn ngữ này chắc chắn là thuộc thời cổ đất thấp Maya. nhưng cách viết, ý tôi là cách vẽ, lại hơi giống thời hậu cổ điển. Có thể trong khoảng từ năm 1100 đến 1300 Công nguyên. Chỉ là phỏng đoán thôi.
Liệu đây có phải là một bài kiểm tra không nhỉ. Nếu không giải đoán được điều gì đó thì thôi, không được xem trộm thêm phần nào nữa?
- Đúng đấy, - Marena nói, - Michael cũng nói nó là một bản chép lại vào khoảng bảy hoặc tám trăm năm sau. Tuy thế, nó vẫn thuộc về…ờ…thời tiền khai phá (Tức là trước khi có sự tiếp xúc giữa văn hóa châu Âu và châu Mỹ bản địa).
- Michael Weiner có nói nhân vật Công nương Koh này chắc chắn có nguồn gốc Maya không? Hay bà ta đến từ Teotihuacán?
- Tôi không rõ, - Marena đáp, - ông ta không nói gì về việc này. Anh phát âm từ đó đúng như thế à?
- Sao cơ? à, phải, - tôi nói. – Tay-oh-tee-hwha-cun.
- Chết tiệt, tôi vừa sản xuất một trò chơi có liên quan và từ trước tới giờ tôi toàn đọc sai.
- Ừm, nếu là thôi thì tôi chẳng lo lắng lắm đâu, - tôi nói, - chẳng ai biết rõ lắm về nơi nấy, kể cả tên của nó.
- Thật à?
- Phải. Địa danh đó rất bí ẩn.
Đó là sự thực. Không ai biết họ đã nói thứ ngôn ngữ gì, hay họ tự gọi mình là gì, hay hậu duệ của họ là ai. Nhưng bí ẩn lớn nhất là mà không ai biết, hay đúng hơn, điều gây ngạc nhiên nhất, đó là làm thế nào mà thành phố của họ lại tồn tại được lâu hơn tất cả các thành phố khác ở châu Mỹ và phát triển rực rỡ thành trung tâm của Mesoamerica trong suốt tám trăm năm. Ngay cả sau khi đã bị phá hủy, khu vực đó vẫn duy trì được tầm ảnh hưởng nhất định. Bảy trăm năm sau, dưới thời kỳ thống trị của người Aztec, nó trở thành nơi đặt thành phố lớn nhất ở Tây bán cầu, và năm trăm năm sau nữa, chính là bây giờ đây, nó lại đóng tiếp vai trò ấy.
- Anh còn ấn tượng gì khác về trang sách này không? – Marena hỏi.
- À, những ngày tháng này có vẻ khó dễ hiểu – tôi đáp, - nhưng một số động từ lại khó hiểu. Tôi cá rằng rất nhiều trong số này là các biến thể tương đối đặc biệt. Tôi phải bỏ ít thời gian ra tra lại từ điển mới được.
- Anh chạm vào một chữ nào đấy đi, sẽ hiện ra phần dịch của Michael Weiner.
Tôi làm theo. Dòng chữ Maya xám đi và xuất hiện những chữ tiếng Anh màu xanh da trời sáng. Nhìn qua thì thấy Weiner đã dịch được gần chín mươi phần trăm văn bản.
- Hừm, - tôi lẩm bẩm. Đọc qua thì tôi không thấy có lỗi gì. Trước giờ tôi luôn coi Michael Weiner là loại ngớ ngẩn, nhưng xem ra không phải. Dù sao, tôi cũng không quen ông ta. Tôi chỉ nhìn thấy vài lần trên chương trình Những bí ẩn cổ xưa. Đó là một người gốc New Zealand to béo, nói giọng nam trầm, để râu quai nón, bằng cách nào đó ông ta đã chen chân được vào lĩnh vực khảo cổ ở Tân Thế giới, và kênh truyền hình Discovery đang cố đặt ông ta ngang hàng với Steve Irwin trong lĩnh vực nghiên cứu vẽ Mesoamerica. Ông ta chỉ việc đi một vòng quanh quảng trường họp chợ ở Teotihuacán và nói những câu đại loại như “Đây là Rodeo Drive (Khu thương mại sầm uất nổi tiếng ở California) của Mexico thời cổ”. Giới thiệu hay đấy, ông bạn. Và ông là Benny Hill (Người dẫn chương trình truyền hình của Mỹ. Ý nói: đối với khảo cổ, ông chỉ là một tay dẫn chương trình truyền hình chứ không phải nhà khoa học) của giới khảo cổ.
Tuy nhiên, tôi nghĩ, hẳn ông ta cũng rút ra được khối điều từ trang sách này. Tất cả các văn tự Maya được phát hiện đến nay đều cụt lủn đến phát ngán. Nhưng đây là văn bản chạm khắc có tính chất tường thuật rõ ràng nhất mà tôi từng thấy, nhưng vẫn rất ngắn gọn. Cụm từ đầu tiên, b’olon tan, nghĩa là “bàn thứ chín”, có thể hiểu là đã có tám bàn thắng, hoặc tám lần bắt được đối phương, được ghi ở những trang mà tôi chưa được xem. Điều đó cũng có nghĩa rằng trận đấu được chơi với ít nhất chín “quân cờ” thay vì một, quân cờ ở đây có thể được hiểu là “người bị đuổi theo”, hoặc thậm chí là “quả bóng”. Và nó khiến trò chơi khó gấp 260 lần – tức là 1.411.670.956.537.760.000.000.000 – so với phiên bản chơi với một viên đá mà tôi và Tara đang dùng. Và có vẻ như mỗi lần quân cờ lại bị bắt ở một đường giao khác nhau trên bàn cờ, và mỗi đường giao nhau này lại tương ứng với một ngày tháng riêng theo lịch của người Maya. Còn nữa, trên trang đính kèm, mỗi ngày tháng đó – Weiner đã quy đổi chúng sang ngày tháng tương ứng theo Tây lịch thông thường – lại có một cột ký tự chạm khắc bên dưới, viết rằng có chuyện gì đó đã xảy ra, hoặc sẽ xảy ra, vào đúng ngày ấy. Phần nhiều trong số đó là các sự kiện thiên văn, nhưng đến gần cuối, các cột chữ bắt đầu nhắc đến các sự kiện lịch sử. Dòng chạm khắc đầu tiên cạnh nơi quân cờ thứ mười hai bị bắt giữ bắt đầu bằng Răng 3, Kền kên nạm ngọc 15, 10.14.3.9.12, Weiner đã tính chính xác ngày đó thành ngày 30 tháng 8 năm 1109. Trên dòng chú thích, Weiner viết: “Chichén bị xóa bỏ?”. Bất cứ tay hướng dẫn viên du lịch nào cũng có thể giải thích cho anh rằng Chichén Itzá là chính thể Maya lớn nhất vào thời đó. Ngày tháng tiếp theo là ngày 14 tháng 5 năm 1430. Dòng chú thích ghi: “Các chiến binh Mexico chiếm được Champotón”. Thời bấy giờ, Champotón, thuộc địa phậm Campeche (Một bang của Mexico) ngày nay, từng được gọi là “thủ phủ luân phiên k’atun” – gần như thủ phủ của toàn bộ tộc Maya. Những điều này với tôi chẳng có gì khó hiểu, nhưng khi tôi kích vào để xem phần chú thích, trên đó ghi rằng Weiner đã phát hiện ra các dữ kiện về địa lý từ các con số liên quan đến thiên văn. Khi tôi xem kỹ các ký tự liên quan đến thiên văn thì thấy nó quả thực có lý. Mỗi nhóm ký tự đều có một cụm từ giống nhau mang nghĩa “thuộc nơi” đứng trước một cụm từ ghi ngày tháng của ngày thiên đỉnh đầu tiên. Ngày thiên đỉnh đầu tiên tức là ngày đầu tiên của mùa xuân khi mặt trời nằm ở đỉnh cao nhất trên bầu trời vào đúng giữa trưa, và cứ tiến lên một vĩ độ về hướng bắc thì ngày thiên đỉnh lại muộn đi một ngày.
- Cô có biết gì về vụ vĩ độ này không? – tôi hỏi Marena.
- Xin lỗi?
- Tôi chưa từng thấy văn bản chạm khắc Maya nào chỉ rõ vị trí vĩ độ cả. Ý tôi là tôi hiểu cách suy luận của mọi người, nhưng rõ ràng đây là một cách viết lạ.
- Hừm.
- Tôi có thể xem các trang khác không?
- Ừm…thôi, cũng được. Anh đừng kể với ai đấy nhé.
Cô ta nhìn xuống, nguệch ngoạc vội vàng cái gì đó lên một màn hình cảm ứng. Tôi được chuyển sang một trang khác. Không có hình vẽ nào trên trang này, nhưng nó viết rằng sự kiện sắp tới sẽ xảy ra vào năm 1498 Công nguyên, tại Mayapan, và nó còn viết gì đó về việc những “người cười”, tức là những người dân thành Ix, sẽ bị ăn thịt bởi “carnelian”, nghĩa là đá ruby hay chính là cách ám chỉ mụn nhọt. Weiner ghi chú đoạn này như sau: “Người Tây Ban Nha truyền bệnh đậu mùa chăng?”. Nơi quân cờ thứ mười lăm bị bắt là ngày 20 tháng 2 năm 1524. Cuốn Thư tịch đã đánh dấu nó bằng dòng chữ: “Nước mắt (dưới) người khổng lồ bằng đồng”, và Weiner chú thích bên dưới: “Cánh quân khởi nghĩa Maya cuối cùng đầu hàng Pedro de Alvarado (Vị tướng Tây Ban Nha nắm chức toàn quyền tại Guatemala thời kỳ đó.) tại trận Xelaju”. Tiếp theo là một ngày mà tôi biết rõ như thể nó được xăm trên cổ tay tôi: Ngày Lưỡi dao 10, Trứng đen 16, 11.17.2.17.18, tức là ngày 12 tháng 6 năm 1562. Weiner ghi: “tai hoạ định mệnh tại Mani”. Đó là ngày Fra Diego de Landa cho thiêu cháy toàn bộ những thư viện còn lại của người Maya tại Yakatán. Tôi luôn ước sao mình chẳng dính dáng họ hàng gì với cái đồ con hoang ấy.
Tự dưng tôi có cảm giác ngồ ngộ về việc này. Tôi lại có ý nghĩ cuốn sách này hẳn là đồ giả. Nhưng nhìn nó lại không giống một cuốn sách giả mạo thông thường. Nó quá kỳ quặc. Trong khi những tay làm giả có nghề luôn có xu hướng làm hơi thận trọng một chút. Cuốn sách không chỉ kỳ quặc ở nội dung mà còn kỳ quặc ở chỗ có quá nhiều ký tự hình dạng khác thường, thứ mà người ta chỉ mong nhìn thấy khi tìm được một mớ chữ nghĩa lạ tại một thành phố nào đó tương đối biệt lập với nền văn minh chung. Điều này chỉ có thể do một bàn tay làm giả thực sự thông minh bịa ra…nhưng tôi vẫn cảm giác văn bản này là thật. Một sự thật nghe có vẻ trái tai.
- Taro có nói ông ta nghĩ họ dùng bao nhiêu viên đá không? – tôi hỏi.
- Gì cơ? – Marena hỏi lại.
- Ờ, số lượng quân cờ í mà. Đó là thứ họ dùng khi chơi cờ Hiến tế.
- Tôi không biết nó là gì cả.
- Không sao, tôi sẽ hỏi Taro sau vậy.
Tại nơi quân cờ thứ mười bảy bị bắt, ứng với ngày 13 tháng 3 năm 1697, Martín de Ursúa y Arizmendi đã bắt sống được Ahau Kan Ek’, vua của thành Nojpetén tại Tayasal, bên hồ Petén Itzám thành trì cuối cùng của nền văn minh Maya truyền thống chưa khuất phục Tây Ban Nha. Đó là nơi cuối cùng người ta còn giữ lịch Long Count. Tiếp đó là ngày 29 tháng 7 năm 1773, ngày xảy ra vụ động đất ở cố đô Antigua Guatemala khiến người ta quyết định chuyển thủ đô về địa điểm như ngày nay. Tiếp nữa là ngày 4 tháng 5 năm 1901, ngày mà tướng Bravo chiếm được Chan Santa Cruz, thành lũy cuối cùng của quân nổi dậy Maya ở Yakatán. Ngày tháng thứ tư từ cuối đếm lên là ngày 9 tháng 11 năm 1954, dòng chú thích dịch đại ý như sau: B’ak’tun cuối cùng K’atun thứ 17 Tun thứ nhất Unial 0 Trúc 6, Trắng 4 Kaminaljuyu (Một khu vực văn minh Maya thời tiền Colombia, thuộc lãnh thổ phía tây Guatemala) Không phải Kaminaljuyu Bị lừa gạt quá đủ Bởi ahau xa lạ Chúng ta gánh lấy tai vạ Chúng ta trốn chạy Khỏi những kẻ thối tha kinh tởm Chúng ta rúc vào bụi rậm Như lũ chuột, lũ khỉ Chúng ta sẵn sàng cho sự đen tối.
Đó là ngày Castillo Armans tiến quân vào thành phố Guate trong chiến dịch táo tợn của CIA – tôi nghĩ tôi đã đến chuyện này rồi – khiến cục diện trở nên thực sự tồi tệ. Tiếp theo chỉ còn lại ba ngày tháng nữa. Một là ngày mà tôi đã nhìn thấy trong bài báo trên tạp chí Times, ngày xảy ra vụ nổ ở Oaxaca: B’ak’tun cuối cùng K’atun thứ 19 Tun thứ 16 Unial thứ 7 Mặt trời 0 Chúa tể 4 Nai đực 18 Giờ đây, Dưới Choula Tên của chúng ta bị bôi nhọ Giữa một bể dao nhọn Và chúng ta gánh lấy tai vạ
Ngày cuối cùng là một sự kiện trọng đại, chỉ còn cách không đầy một năm nữa: Kan Ahau, Ox K’ank’in, tức là ngày Chúa tể 4, Gân vàng 3, 13.0.0.0.0, hay ngày 21 tháng 12 năm 2012, ngày cuối cùng của hệ thống lịch Maya và là ngày mà những người tính tình vừa u ám vừa cả tin cho là ngày thời gian sẽ chấm dứt. B’ak’tun cuối cùng K’antun cuối cùng Tun cuối cùng Unial cuối cùng Mặt trời cuối cùng Lửa báo hiệu cuối cùng Chúa tể 4 Gân vàng 3 Với cặp mắt không mờ khói Con Ma Róc Thịt nhìn thấy Bốn trăm chàng trai Và những gì họ nói. Họ nhiều hơn lúc trước Nhưng vẫn chưa có ai. Họ nài xin Con Ma Róc Thịt Thứ mà ông ta Chỉ có thể từ chối Tất cả mặt trời Của những lễ hội Tất cả mặt trời Của sự khổ đau: Một trong hai thứ Dễ dàng chiến thắng. Nếu tìm kiếm nơi Dành cho khước từ Và sự phản bội Ngươi sẽ không thấy. Tìm kiếm khắp nơi Hòng thấy Con Ma Róc Thịt Ngươi có thể bắt Nhưng không thấy được Bộ mặt ông ta Những mặt trời không tên, Những cái tên không mặt trời: Lấy hai từ mười hai: Sẽ được kẻ láu cá Hoàng đế Mèo Rừng 1.
Hừm…, tôi nghĩ.
Những thứ này không được rõ ràng lắm. Phải tư duy thêm.
En todos modos. Ngay trước này này là ngày bao nhiêu nhỉ?
Tôi quay lại ngày thứ hai tính từ cuối lên: Imix 9, K’ank’in 9.12.19.19.0.1, tức ngày 28 tháng 12 năm 2011, Thứ 4. nghĩa là cách hôm nay năm ngày nữa. Dòng chú thích viết đại khái như sau: B’ak’tun cuối cùng K’atun thứ 19 Tun thứ 19 Unial 0, mặt trời đầu tiên Rắn biển 9 và Vàng 9 Bây giờ một số tháo chạy về phương bắc Đến một thành phố Của những người hành hương dưới ánh mặt trời. Nó kết thúc vào mặt trời 0 Khi thầy phù thủy đánh lửa Từ lưỡi dao và đá cuội Và chúng ta gánh lấy tai vạ
Weiner cũng giải thích kỹ thêm nghĩa đen của bốn ký tự nằm giữa khổ cuối:
Đúng là ký tự nằm xa nhất về phía bên trái, hình cái đều để bàn tay dưới cằm, có thể nghĩa là số “0”, nhưng cũng có thể nghĩa là “hoàn thành” hoặc “bắt đầu”. Bàn tay nghĩa là người đó sắp bị xé hàm, đó được phỏng đoán là một trong những cách trừng phạt độc ác và thường dùng nhất của tổ tiên. Song tôi cho rằng nếu bàn tay là của chính người đó thì lại là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, ở ký tự thứ hai, bàn tay lại với đến một món đồ trang sức nhưng không nắm được nó, điều đó hẳn nhiên có nghĩa là “kết thúc”. Ký tự biểu thị chuyến đi, hay chuyến hành hương, tương đối dễ hiểu…nhưng thành tố thứ hai của ký tự thứ tư với khung viền kín cả bốn mặt thì tôi chưa từng thấy
Hừm…cũng có khả năng, các bạn biết đấy, rằng Công Nương Koh, hay bất cứ ai viết ra cuốn sách này, cũng không chắc chắn lắm về chữ ấy. Có thể bà ta lúc ấy có những ý nghĩ nào đó mơ hồ và cứ thế gắn chúng vào với nhau thôi. Chuyện ấy cũng từng xảy ra với tôi ở phòng thí nghiệm của Taro. Tôi nắm bắt được những ý niệm hoặc hình ảnh nhưng không thể gắn được chúng vào một thời gian, một địa điểm hay thậm chí một đối tượng nào. Và khi kết quả nó thường không đúng như hình dung trong đầu tôi.
Mặt khác…hừmm. Những số liệu về thiên văn có vẻ chuẩn, nhưng câu chuyện liên quan đến vĩ tuyến xem ra không được rõ ràng lắm. Có điều gì đó hơi rối rắm trong câu “xa hơn mặt trời trên đỉnh đầu” mà Weiner chỉ hiểu đơn giản là “phía trên Hạ chí tuyến”. Ông ta viết: “Monterrey, Mexico?”, ý nói đó có thể là nơi xảy ra sự kiện. Còn gì nữa…
Xem tiếp: Chương 04 - Part 02