Tìm chuyện

Gõ vào bất kể từ gì bạn nhớ để tìm kiếm Ví dụ: Tên truyện, Tên tác giả, Tên nhân vật...
Để tìm kiếm chính xác hơn, Bạn có thể kết hợp nhiều từ khóa tìm kiếm và đưa vào trong ngoặc kép. Ví dụ: "Từ khóa 1" "Từ khóa 2"
Hệ thống hỗ trợ tìm kiếm với cả tiếng việt có dấu và không dấu

Mật Mã Maya Chương 01 - Part 03

Chương trước: Chương 01 - Part 02



Chương 1

Những phương pháp điều trí mới giúp kiểm soát được chứng máu khó đông của tôi, nhưng cùng lúc đó, người ta lại chuẩn đoán tôi có vấn đề về “phát triển cảm xúc liên quan đến rồi loạn căng thẳng sau chấn thương” và “có một vài khả năng thiên bẩm và trí nhớ chính xác bằng hình ảnh rời rạc”. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương có thể coi là một loại bệnh tự kỷ. Nhưng tôi không hề có những biểu hiện tự kỷ thông thường, chẳng hạn như tôi vẫn thích học ngoại ngữ và không khó chịu với “những cuộc thăm dò trong môi trường giáo dục mới”. Một vị bác sĩ ở Salt Lake nói rối loạn căng thẳng sau chấn thương là một thuật ngữ rộng và nó không thực sự diễn tả chính xác các biểu hiện tôi có, hay đúng hơn là không có. Tôi đoán như thế có nghĩa là tôi sẽ không được nhận tí tiền hỗ trợ nào từ căn bệnh của mình.

Tháng 9 năm 1988, buổi nói chuyện của một sinh viên cao học khoa nhân chủng trường đại học Brigham Young tại trường cấp hai nơi tôi đang theo học đã thay đổi hướng đi cuộc đời tôi. Cô ta cho chúng tôi xem vài đoạn băng ghi hình những căn nhà kiva và điệu nhảy mừng mùa ngô của người Zuni, vừa lúc tôi sắp ngủ gật thì phim chiếu đến hình ảnh các kim tự tháp Maya và tôi ngồi dậy. Tôi thấy phấn chấn lên và đặt vài câu hỏi. Cô ta yêu cầu tôi giới thiệu mình từ đâu đến, và tôi giới thiệu trước cả lớp. Vài ngày sau, tôi cùng vài học sinh gốc da đỏ khác được nghỉ học để đến dự buổi hội thảo về học bổng trong chương trình sắp xếp dành cho người châu Mỹ bản địa do chính cô sinh viên đó chủ trì ở Salt Lake. Buổi hội thảo được tổ chức trong phòng tập thể thao của một trường trung học và có những hoạt động như đánh đá lửa và vẽ mặt tự do bằng bột màu. Một giáo sinh giới thiệu tôi với nữ giáo sư June Sexton. Khi tôi kể cho giáo sư biết gốc gác của mình, bà liền bắt chuyện với tôi bằng tiếng Yukateko (ngôn ngữ được người Yucatan Maya sử dụng ngày nay, một phiên bản của nhánh ngôn ngữ này từng được sử dụng vào thời cổ) rất trôi chảy khiến tôi phải kinh ngạc. Trong câu chuyện, bà có hỏi rằng tôi đã chơi el juego del mundo bao giờ chưa. Thấy tôi không hiểu từ này, bà bèn giải thích rằng nó còn được gọi là “alka’ kalab’ceraj” hay “cờ Hiến tế”, nghe rất giống từ mẹ tôi đã dùng. Tôi trả lời rằng đã, thế là bà liền lấy ra một chiếc hộp hiệu Altoids đựng đầy hạt cây tz’ite màu đỏ lạ mắt. Lúc đầu, tôi không sao chơi được vì một thứ cảm giác mà tôi cho là nhớ nhà, hoặc gần như nhớ nhà. Khi tĩnh tâm lại, tôi chơi được với bà ấy vài vòng nhạt nhẽo. Bà ấy nói rằng một đồng nghiệp dạy môn toán của bà đang nghiên cứu về thuật bói toán của người Maya và ông ta sẽ rất vui nếu tôi có thể dạy lại cho ông ta bài thơ vần tôi biết. Tôi trả lời đồng ý sau một thoáng suy nghĩ, nhưng nói không thể dạy được sau giờ học. Làm gì cũng được, miễn là thoát giờ thể dục.

Thật khó tin, một tuần sau, một chiếc xe tải màu xanh lá cây từ một nơi gọi là FARMS - Quỹ tài trợ nghiên cứu cổ xưa và giáo phái Mormon - đến đón tôi đi thật, ngay trước giờ nghỉ trưa; chiếc xe chạy về hướng bắc, đi vào vùng núi, đến trường đại học Brigham Young tại Provo. Giáo sư June đáng mến dẫn tôi vào một tòa nhà xoàng xĩnh và giới thiệu tôi với giáo sư Taro Mora. Theo cảm nhận của tôi, ông ta giống một nhà hiền triết thông thái, nhang nhác như Pat Morita trong phim “Thiếu sinh Karate”, cho dù ông ta mới chỉ bốn mươi tuổi. Văn phòng của vị giáo sư này hết sức giản dị với một bên tường xếp đầy sách và những cuốn tạp chí về cờ vây – một môn cờ của người châu á sử dụng những quân cờ màu đen và trắng – và một bức tường nữa để tài liệu liên quan đến toán học xác suất và lý thuyết trò chơi. Ông ta làm việc trong lĩnh vực dựng mô hình thảm họa (môn khoa học sử dụng tính toán trên máy tính để dự tính thiệt hại của một số loại tài sản nhất định trong trường hợp có thiên tai). Ông ta nói đã sưu tầm được một số dị bản của bài thơ trong cờ Hiến tế từ nhiều khu vực khác nhau khắp Trung Mỹ, nhưng bản mà tôi học được là bản mà chỉ có một vài người từng được nghe đến và nó có nhiều điểm khác biệt đáng chú ý so với cờ Hiến tế thông thường. Trước hết, ở hầu hết các nơi, khách xem bói chỉ đến và yêu cầu: “Xin hãy thỉnh ý sọ/hạt về việc này giúp tôi” và người đếm mặt trời sẽ làm tất cả những việc còn lại. Nhưng theo cách chơi của mẹ tôi thì khách xem bói lại chơi cùng người đếm mặt trời. Thứ hai là mẹ tôi bày bàn cờ theo hình chữ thập trong khi những người khác chỉ xếp hạt theo các hàng dọc trên miếng vải trơn. Và điểm cuối cùng, cũng là điểm kỳ lạ nhất, đó là tôi đã học trò chơi từ một người đàn bà.

Điều này thì gần như chưa từng ai nghe đến. Trong khu vực sinh sống của người Maya, phải đến 98% người đếm mặt trời là đàn ông. Taro nói tuy không phải là chuyên gia về nhân chủng học nhưng ông đoán rằng mẹ tôi là người kế tục một tín ngưỡng nào đó còn sót lại của một cộng đồng nữ giới Ch’olan bí mật đã biến mất từ thời kỳ người Tây Ban Nha đến chinh phục châu Mỹ.

Giáo sư Taro gặp tôi một tuần hai lần, cứ thế cho đến tận cuối học kỳ, khi ông ta phải quay về New Haven. Cũng tới lúc đó, tôi mới biết ông ta là người đứng đầu một tổ chức nghiên cứu gọi là “Dự án Parcheesi”, và rằng ông ta cùng các sinh viên cao học tham gia nghiên cứu đã đưa ra một giả thuyết cho rằng tất cả, hoặc hầu hết, các trò chơi hiện đại ngày nay đều có nguồn gốc từ một tổ tiên duy nhất, một ur-game (một trò chơi cờ có nguồn gốc từ thành phố Ur ở khu vực Lưỡng Hà. Người ta đã phát hiện được bộ bàn cờ của trò chơi này, có niên đại từ năm 2600 trước Công nguyên, vì thế, nó được coi là môn cờ cổ xưa nhất) nào đó. Họ đã bắt tay vào tái hiện lại môn cờ này bằng cách sưu tầm trò chơi của các bộ lạc ở miền Trung Á, nhưng chẳng bao lâu sau, những nghiên cứu đã dẫn họ tới châu Mỹ.

Vào thời điểm ấy, ý tưởng trên đã bị nhiều nhà nhân chủng học bác bỏ. Nhưng Taro đích thực là một nhà toán học và ông ta bỏ tất cả ngoài tai. Ông ta là một nhà nghiên cứu thuần túy và là một trong số rất ít người nghiên cứu kết hợp nhiều lĩnh vực bao gồm lý thuyết thảm họa, tính chất lý học của các hệ thống phức hợp và lý thuyết trò chơi tái tổ hợp, viết tắt là RGT. Về cơ bản, RGT là một lý thuyết về các trò chơi như cờ vua hay cờ vây, là những trò chơi mà trong đó các quân cờ hợp thành nhiều lực lượng khác nhau trên bàn cờ. Lý thuyết trò chơi cổ điển - chủ yếu liên quan đến cờ bạc – đã được các nhà kinh tế học, các vị tướng soái và mọi người nói chung sử dụng từ thời Thế chiến II, còn lý thuyết trò chơi tái tổ hợp mới chỉ được áp dụng từ những năm 90, ý tưởng của Taro là việc sử dụng phiên bản được tái hiện lại của cờ Hiến tế để xây dựng một giao diện rô-bốt (chương trình máy tính có khả năng giao tiếp với người sử dụng như một thực thể sống) có thể giúp cải thiện đáng kể khả năng lập chiến lược, ví như mô phỏng các hiện tượng kinh tế, chiến tranh hay thậm chí cả thời tiết. Trước khi gặp tôi, ông ta đã thực hiện một số thí nghiệm thành công, nhưng ông ta vẫn muốn đạt thêm nhiều kết quả mỹ mãn hơn trước khi công bố. Phòng thí nghiệm của ông đã dựng lại hàng tá phiên bản khác nhau của bàn cờ cổ xưa. Chúng tôi đã cùng bỏ ra hàng trăm giờ đồng hồ, cả trước và sau khi tôi vào đại học, để tìm hiểu chúng. Nhưng có một thứ cứ ngáng đường chúng tôi, đó là mặc dù nắm khá rõ cấu trúc của bàn cờ, nhưng chúng tôi không sao biết được quy tắc đếm chính xác đã được người xưa sử dụng và họ đã dùng bao nhiêu hạt, bao nhiêu viên đá thạch anh. Vì thế, Taro quyết định thử một phương pháp tiếp cận khác. Ông ta dùng đến những chiếc máy chụp cắt lớp não.

Tôi vẫn còn giữ năm viên đá thạch anh đem theo từ Guatemala. Thực tế, chúng là thứ duy nhất từ quê nhà mà tôi còn giữ được kể từ khi các hạt tz’ite bị vụn ra thành đám bụi cám màu hồng và tôi phải dùng những viên kẹo bon-bon để thay thế. Tôi chỉ rải chúng ra - tức là chơi cờ Hiến tế - có vài lần từ khi đến Mỹ. Nhưng khi lần đầu tiên ngồi trong căn phòng Ganzfeld dưới tầng hầm ở Provo, hồi hộp đến cứng đơ người, xem ra tôi lại tiến bộ hơn sau một thời gian dài không luyện tập. Đầu tiên, họ sắp xếp người tập trung trong một căn phòng phía bên kia tòa nhà, diễn nhiều cảnh khác nhau và tôi phải dự đoán các cảnh đó. Tôi đoán khá chính xác. Sau đó, chúng tôi phát hiện ra rằng các dự đoán sẽ chính xác hơn nếu liên quan đến mất mát tiền của, thương tích hay những sự việc có thật. Vài tháng sau, chúng tôi bắt tay vào thử với những sự kiện trong đời thực, như dịch AIDS, cuộc chiến dầu lửa đầu tiên hay bất cứ vấn đề khó kiểm soát nào khác. Chúng tôi nỗ lực và đạt kết quả ngày một khả quan, nhưng vẫn vấp phải những khó khăn luẩn quẩn. Taro nói chính khả năng thiên bẩm về tính toán ngày tháng đã giúp tôi chơi nhanh hơn, nhưng cho đến giờ vẫn chưa đủ sâu. Nghĩa là tôi chưa đủ tập trung, ừ thì, tôi mới chỉ là một đứa trẻ vị thành niên, tôi tập trung thế nào được cơ chứ? Tuy nhiên, năm năm sau, khi tôi quay lại cộng tác cùng Taro tại trường đại học Yale, ông ta đã từ bỏ các thí nghiệm biệt lập để quay sang tìm hiểu cách bố trí bàn cờ. Trong những ván chơi cuối cùng trước khi tôi bỏ đi, chúng tôi đã sử dụng hai quân cờ và chơi trên bàn cờ thử nghiệm tốt nhất nhưng Taro vẫn không nghĩ đó là cách bố trí chính xác của bàn cờ cổ xưa. Bàn cờ đó khiến trò chơi trở nên khó nắm bắt hơn nhưng cũng dễ chơi hơn mặc dù nó phức tạp hơn cách bố trí bàn cờ của mẹ tôi.

Tôi đã ngừng cộng tác với Taro vì một chuyện hết sức ngớ ngẩn. Tôi tưởng tiền trả cho những bài truyền đạt về cờ Hiến tế của tôi đến từ quỹ Berlancamp và phòng thí nghiệm của Taro ở Yale, nhưng té ra chúng đến từ FARMS, cái tổ chức điên rồ mà ông ta cộng tác ở Provo. Trước đó một thời gian, tôi đã biết FARMS là một tổ chức nghiên cứu giáo phái Mormon, nhằm chứng minh người da đỏ châu Mỹ là hậu duệ của bộ tộc Joseph (một trong các bộ tộc từ thời xa xưa ở Israel). Từ khi tôi gia nhập tổ chức Liên minh của người Maya, điều đó làm tôi khó chịu và tôi bắt đầu cặn vặn Taro. Người ta chẳng ai cũng dễ chịu, phải không? Tôi thật là kẻ vô ơn. Đúng vậy đấy. Taro trả lời rằng dù sao chăng nữa, số tiền đó cũng không hẳn đến từ FARMS, nó thực ra đến từ chính người tài trợ cho thí nghiệm này, và ông ta không thể nói cho tôi biết đó là ai. Tôi nổi nóng và bỏ đi. Tôi nghĩ tất cả chuyện này khá khẩm lắm thì cũng chỉ là trò mua bán, chẳng qua là một đám người hám lợi muốn tìm cách kiếm chác ngoài chợ.

Cũng có một vài thay đổi khác nữa xảy đến với tôi. Trước khi Taro rời Utah, ông ta giới thiệu tôi với một nhóm nghiên cứu tại trường đại học Texas, họ đang tìm liệu pháp chữa trị chứng “thiếu cảm xúc” mà người ta cho là tôi mắc phải. Ông ta đã kiểm tra chắc chắn sao cho tôi không bị xếp vào nhóm đối chứng (tức là nhóm bệnh nhân không được chữa trị mà chỉ được dùng để so sánh và đánh giá hiệu quả điều trị) và đã được điều trị một khóa trọn vẹn. Vừa hay đến lúc tốt nghiệp đại học và cuốn gói khỏi New Haven, tôi đã có được cái cảm giác gọi là cảm xúc thực. Tôi bắt đầu làm quen với những điều mới mẻ về con người. Ví như, lần đầu tiên trong đời, tôi hiểu được thế giới bí mật của biểu hiện nét mặt và ý nghĩa của chúng, và biết con người ta làm cách nào để che giấu cảm xúc thật hoặc biểu lộ những cảm xúc giả dối. Những điều hết sức kì quặc! Cả một thế giới mơ hồ của phép xã giao đang ẩn nấp đâu đó ngoài kia với những sự làm bộ làm tịch, những tấm mặt nạ, những câu bóng gió mập mờ và những lời trí trá. Tôi trở nên nhạy cảm với vẻ bề ngoài của mình, hay nói đúng hơn, tôi bắt đầu nhận ra mình có một vẻ bề ngoài. Tôi giảm được ba mươi pao và giữ ở mức đó. Tôi đọc một cuốn sách có nhan đề “Tán gái như thế nào”. Tôi hít đất 182.520 lần. Tôi chuyển tới Grand Avenue ở Los Angeles. Tôi vớ lấy vài cô ả để nhân tình nhân ngãi. Tôi quyết định sẽ trở thành nhà điểu cầm học. Tôi bắt đầu sử dụng trò chơi vào việc đầu tư và lập tức kiếm ra tiền, nhưng có lẽ cũng chỉ do may mắn. Tôi làm việc này là có lý do, bởi khi đó, việc điều trị dự phòng bệnh máu khó đông tuýt B tốn khoảng ba trăm ngàn đô la một năm, mà nếu không điều trị thì anh sẽ phải suốt ngày bận tâm đến những vết bầm tím, xướt xát và quanh năm lo cầm máu chẳng khác gì Super Mario (nhân vật trong trò chơi điện tử chiến đấu để giải cứu công chúa). Tôi từ bỏ ý định với môn điểu cầm học vì tôi phát hiện ra rằng người ta đã biết tất cả những gì cần biết về lũ chim chóc ấy rồi. Tôi quyết định đi chuyên sâu vào môn cờ vua. Tôi nâng thứ hạng của mình trong Liên đoàn cờ vua quốc tế lên 2380. Nhưng đến ngày 11 tháng 5 năm 1997, khi Kasparov bị Deep Blue đánh bại (Gary Kasparov – nhà vô địch thế giới môn cờ vua đã bị Deep Blue – một chương trình máy tính đánh bại năm 1997), tôi đã từ bỏ ý định chơi cờ chuyên nghiệp. Chơi cờ chuyên nghiệp để làm gì cơ chứ? Cũng chỉ như một cái máy thôi. Tôi quyết định chuyển tới Seoul và học chơi cờ vây chuyên nghiệp. Tôi học ít tiếng Hàn Quốc. Rồi té ra muốn học tiếng Hàn Quốc thì phải học tiếng Trung Quốc trước, nên tôi đi học tiếng Trung Quốc. Tôi từ bỏ ý định chơi cờ vây chuyên nghiệp vì té ra ở châu á không có empanadas de achiot

Loading...

Xem tiếp: Chương 02 - Part 01

Loading...

Bạn đã đọc thử chưa?

Cực Phẩm Mỹ Nữ Bảo Tiêu

Thể loại: Đô Thị

Số chương: 50


Hắc Nho

Thể loại: Kiếm Hiệp

Số chương: 117


Kim Thiền Thoát Xác

Thể loại: Đam Mỹ

Số chương: 11


Hiểu Đi Hi Đến

Thể loại: Trinh thám, Ngôn Tình

Số chương: 91